Gỡ vướng cơ chế cho Quỹ tín dụng nhân dân

ĐÌNH ĐẠI 03/10/2020 05:00

Từ câu chuyện Bí thư Thành ủy Hà Nội gọi điện thoại cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để giải đáp thắc mắc của cử tri liên quan đến Quỹ tín dụng nhân dân, có thể thấy mô hình này đang có bất cập.

Trong buổi tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử số 6, huyện Ứng Hòa, cử tri Lê Văn Tũn, xã Phương Tú đã nêu vấn đề bức xúc về số tiền hơn 2,7 tỷ đồng của người dân xã này đang bị “kẹt” trong Quỹ tín dụng nhân dân xã từ nhiều năm nay, do Quỹ tín dụng nhân dân xã bị kiểm soát đặc biệt và ngừng hoạt động từ tháng 8/2016.

Việc bổ nhiệm mới Chủ tịch quỹ tín dụng nhân dân xã cần sự linh hoạt trong cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước và chính quyền sở tại các xã.

Tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ X, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đã đề nghị Đại diện NHNN Chi nhánh Hà Nội xử lý kiến nghị của cử tri Lê Văn Tũn, xã Phương Tú về số tiền hơn 2,7 tỷ đồng của người dân xã này đang bị “kẹt” trong Quỹ tín dụng nhân dân xã từ nhiều năm nay.

Theo cử tri Lê Văn Tũn, sở dĩ có sự việc trên là do trình độ của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân xã Phương Tú thiếu năng lực, dẫn đến Quỹ tín dụng bị bể nên tiền gửi của người dân 4 năm nay không rút ra được.

Ngay sau khi nghe cử tri phản ánh, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấc điện thoại gọi ngay cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng để tìm hiểu thông tin, trả lời cử tri. Đồng thời, ông cũng đề nghị Đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hà Nội cùng có mặt tại buổi tiếp xúc cử tri trực tiếp trao đổi, làm rõ ý kiến của cử tri.

Trước thông tin nguyên nhân của sự việc trên là do chưa kiện toàn được nhân sự Chủ tịch Quỹ và vì lý do giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19, nên phải đến tháng 11/2020 mới tổ chức được Đại hội thành viên để quyết định nhân sự Chủ tịch Quỹ tín dụng nhân dân của xã này, người đứng đầu Thành ủy Hà Nội đã thẳng thắn cho rằng, không vì lý do dịch COVID-19 mà để bức xúc của người dân kéo dài, cần phải tổ chức Đại hội thành viên ngay đầu tháng 10 để giải quyết kịp thời việc chi trả tiền gửi cho người dân.

Có thể thấy, Quỹ tín dụng nhân dân ở các xã, khu vực dân cư đã và đang là mô hình tài chính vi mô mà không ít người dân tin cậy gửi tiền, tham gia góp vốn huy động. Nhu cầu gửi – rút tiền đặc biệt nhiều lên trong đại dịch cũng đã cho thấy đối với không ít người, Quỹ tín dụng nhân dân là nơi giúp dân tích lũy, giải quyết tài chính cấp thời, khoản nhỏ. 

Song việc khuyết nhân sự lãnh đạo, ở Quỹ tín dụng nhân dân tại xã mà Bí thư thành ủy Thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri chỉ là một trong số nhiều vướng mắc. Việc linh hoạt trong “lịch” hoạt động quỹ, đặc biệt Đại hội bầu tân Chủ tịch Quỹ tín dụng nhân dân, đòi hỏi sự linh hoạt trong cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước và chính quyền sở tại các xã. Bên cạnh cơ chế bổ nhiệm nhân sự Chủ tịch Quỹ tín dụng nhân dân vẫn còn nhiều bất cập, cần phải được nghiên cứu và sửa đổi cho phù hợp, tránh để ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, như Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo là không thể viện lý do dịch bệnh để trì hoãn giải quyết vụ việc, gây bức xúc kéo dài trong dư luận nhân dân.

Việc bổ nhiệm mới Chủ tịch quỹ tín dụng nhân dân xã cần sự linh hoạt trong cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước và chính quyền sở tại các xã.

Việc bổ nhiệm mới Chủ tịch quỹ tín dụng nhân dân xã cần sự linh hoạt trong cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước và chính quyền sở tại các xã.

Ngoài ra, cũng cần phải xem xét đến cơ chế xử lý Quỹ tín dụng nhân dân như thế nào khi “khuyết” vị trí lãnh đạo. Điển hình với một Quỹ tín dụng nhân dân của một xã, nhưng lại để khuyết vị trí Chủ tịch quỹ đến những 4 năm mà HĐQT, hay Trưởng ban kiểm soát không triệu tập Đại hội thành viên để bầu tân Chủ tịch, thậm chí không có sự can thiệp của lãnh đạo Ngân hàng cấp trên, khiến quyền lợi của người dân bị “treo” nhiều năm năm liền. Trong khi theo quy định tại Điều 34, Thông tư số 04/2017/NHNN quy định về quỹ tín dụng nhân dân, Đại hội thành viên phải họp mỗi năm một lần trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, hoặc họp bất thường theo triệu tập của HĐQT, hoặc Trưởng ban kiểm soát, hoặc ít nhất một phần ba tổng số thành viên quỹ tín dụng nhân dân cùng có văn bản yêu cầu triệu tập Đại hội thành viên.

Lãnh đạo NHNN từng khẳng định không thể biến quỹ tín dụng nhân dân thành ngân hàng hay cạnh tranh với ngân hàng, và Quỹ tín dụng nhân dân phải theo mô hình quỹ - hợp tác xã. Đầu 2020, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cũng từng cho biết: "Sắp tới Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng mô hình quản lý, cơ chế vận hành hợp lý với mô hình của quỹ tín dụng nhân dân. Sẽ sớm có hành lang pháp lý để hoạt động tài chính vi mô phát triển lành mạnh, đúng hướng và không thể dần dần biến thành ngân hàng”. Đã đến lúc, không thể để chậm hơn, để Quỹ tín dụng nhân dân và hoạt động tài chính vi mô vẫn khuyết mô hình quản lý, cơ chế vận hành như đang có.

Có thể bạn quan tâm

  • Thủ tướng chỉ thị củng cố vững chắc hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân

    Thủ tướng chỉ thị củng cố vững chắc hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân

    18:20, 13/03/2019

  • Vì sao doanh nghiệp khó vay từ Quỹ tín dụng nhân dân?

    Vì sao doanh nghiệp khó vay từ Quỹ tín dụng nhân dân?

    11:36, 07/10/2018

  • Quỹ tín dụng nhân dân Thái Hoà: Chuyên nghiệp về thủ tục, an toàn khi giao dịch

    Quỹ tín dụng nhân dân Thái Hoà: Chuyên nghiệp về thủ tục, an toàn khi giao dịch

    17:16, 06/02/2018

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Gỡ vướng cơ chế cho Quỹ tín dụng nhân dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO