Gỡ vướng thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Diendandoanhnghiep.vn Việc tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ, minh bạch và thống nhất về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới đang là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về Dự thảo đề cương Nghị định về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP và Nghị định số 214/2013/NĐ-CP.  

chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới vẫn còn những tồn tại, vướng mắc cả về chính sách, chế độ và công tác tổ chức, triển khai thực hiện.

Những quy định hiện hành về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chưa theo kịp với thực tiễn phát triển của thị trường

Theo Bộ Tài chính, sau 10 năm thực hiện, Nghị định số 103/2008/NĐ-CP, Nghị định số 214/2013/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện đã tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ, thống nhất về chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới, tạo điều kiện cho các chủ xe tham gia giao thông, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) triển khai thực hiện. Tuy nhiên, kết quả thực hiện thời gian qua cũng cho thấy chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới vẫn còn những tồn tại, vướng mắc cả về chính sách, chế độ và công tác tổ chức, triển khai thực hiện.

Hiện nay, trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ có 27 DNBH triển khai bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới. Theo số liệu thống kê của các DNBH phi nhân thọ kinh doanh bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới, trong giai đoạn 10 năm (2008-2017), số lượt xe cơ giới tham gia bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới khoảng 110,3 triệu, trong đó: xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe gắn máy chiếm 84,9%; xe ô tô chiếm vào khoảng 10,1%... Theo đánh giá, tỷ lệ tham gia bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới trong tổng số xe đang lưu hành hiện nay khoảng 90% đối với xe ô tô và 40% đối với xe mô tô.

Các DNBH đã giải quyết 593.658 vụ tai nạn giao thông (trong đó có 70.421 trường hợp tử vong) với tổng số tiền bồi thường khoảng 5.300 tỷ đồng. Trong đó, bồi thường về người khoảng 2.950 tỷ đồng, về tài sản khoảng 2.350 tỷ đồng. Công tác bồi thường bảo hiểm đã giúp cho các cá nhân không may bị tai nạn giao thông kịp thời và chủ động hơn trong việc khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất, kinh doanh và ổn định đời sống. Tổng doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới trong giai đoạn này đạt khoảng 18.110 tỷ đồng...

Tuy nhiên theo đánh giá của Bộ Tài chính, cho đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ ban hành Nghị định số 103/2008/NĐ-CP, Nghị định số 214/2013/NĐ-CP cơ bản đã được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung (Luật Tổ chức Chính phủ, Bộ luật Dân sự, Luật Giao thông đường bộ, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính); các quy định pháp luật liên quan bao gồm pháp luật kinh doanh bảo hiểm, pháp luật về giao thông đường bộ...cũng đã có nhiều sửa đổi, bổ sung. Thực tế này dẫn đến một số nội dung của chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới không còn phù hợp và chưa đồng bộ với hệ thống văn bản pháp luật có liên quan.

Cụ thể, trong quá trình triển khai thực hiện, một số nội dung chưa được quy định rõ dẫn đến cách hiểu khác nhau giữa các DNBH, giữa DNBH và chủ xe, và giữa các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan như phạm vi bồi thường thiệt hại, trường hợp loại trừ bảo hiểm khi lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện TNDS của chủ xe, lái xe....

Bên cạnh đó, thực tế triển khai cũng cho thấy, một số quy định hiện hành chưa theo kịp với thực tiễn phát triển của thị trường, chưa tạo lập được cơ sở pháp lý thuận lợi cho các DNBH triển khai mở rộng hình thức tiếp cận, phục vụ khách...

Theo Bộ Tài chính, để khắc phục những tồn tại, hạn chế về cơ chế, chính sách, bảo đảm sự phù hợp, đồng bộ và nhất quán với hệ thống pháp luật hiện hành, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho chủ xe cơ giới, DNBH trong việc triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP và Nghị định số 214/2013/NĐ-CP là hết sức cần thiết.

Dự thảo đề cương Nghị định gồm 8 chương, 57 điều quy định chi tiết về điều kiện bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới, gồm các quy định về nguyên tắc tham gia bảo hiểm; phạm vi bồi thường thiệt hại; loại trừ bảo hiểm; hợp đồng bảo hiểm; phí bảo hiểm và mức trách nhiệm bảo hiểm; bồi thường bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan... Công tác quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới; Các quy định về nguyên tắc quản lý, vận hành và ứng dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới.

Theo Bộ Tài chính, trên cơ sở kế thừa, Nghị định thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP và Nghị định số 214/2013/NĐ-CP tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất và minh bạch cho các DNBH, chủ xe cơ giới, nạn nhân và các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới; tạo điều kiện thuận lợi và giảm thiểu thủ tục hành chính trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện; đồng thời, đáp ứng mục tiêu nhân đạo, bảo đảm bồi thường đầy đủ, nhanh chóng kịp thời hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông khắc phục hậu quả, giúp cho nạn nhân và chủ xe, người điều khiển xe nhanh chóng ổn định cuộc sống, sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gỡ vướng thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714165656 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714165656 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10