[GÓI HỖ TRỢ 285 NGÀN TỶ ĐỒNG] Kỳ vọng vực nền kinh tế

TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia tài chính, ngân hàng 14/03/2020 12:36

Gói tín dụng 285 nghìn tỷ đồng liệu có gây lạm phát hay kích thích nền kinh tế tăng trưởng đúng mục tiêu Quốc hội đề ra là vấn đề đang nhận được sự quan tâm của dư luận.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 11 về giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch COVID-19. Đặc biệt, trong đó có hai gói hỗ trợ quan trọng: gói tín dụng 250.000 tỉ đồng và gói hỗ trợ tài khoá 30.000 tỉ đồng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.

Kích thích tăng trưởng

Hai gói giải pháp trên của Chính phủ nhằm đưa đưa ra để kích thích đạt mục tiêu kinh tế đề ra cho năm 2020, nhưng thực tế mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% cho năm nay là cực kỳ khó khăn. Chỉ thị 11 của Chính phủ đã thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt và đồng hành nhanh chóng, kịp thời của Chính phủ với người dân và doanh nghiệp.

Chỉ thị tập trung vào 7 nhóm giải pháp quan trọng: Vốn tín dụng, tài khóa, thanh toán điện tử; Đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính và chi phí cho doanh nghiệp; Tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu; Hỗ trợ ngành du lịch và hàng không; Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công và cải thiện môi trường kinh doanh; Giải quyết vướng mắc về lao động.

p/Gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng là tổng các gói mà khoảng 10 ngân hàng đã cam kết để cho vay mới với mức lãi suất ưu đãi.

Gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng là tổng các gói mà khoảng 10 ngân hàng đã cam kết để cho vay mới với mức lãi suất ưu đãi.

Số tiền trên nếu giải ngân sẽ được tính vào hạn mức tăng trưởng tín dụng của các TCTD, và nếu giải ngân hết cũng chỉ chiếm khoảng 25-30% tổng số tiền cho vay mới năm 2020, nên sẽ không gây áp lực lạm phát.

Đối với gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng, đây là tổng các gói mà khoảng 10 ngân hàng đã cam kết để cho vay mới với mức lãi suất thấp hơn, ưu đãi hơn (từ 0,5-1,5%/năm) so với tín dụng thông thường. Tổng số các gói tín dụng này có thể sẽ nhiều hơn khi các tổ chức tín dụng tham gia nhiều hơn. Nên nhớ, nguồn vốn chính của các gói này là tiền gửi của người dân và doanh nghiệp (không phải nguồn vốn từ NSNN).

Thỏa thuận và cam kết

Riêng về cơ chế, quy trình cho vay về cơ bản giống như cho vay thương mại thông thường, trách nhiệm vay – trả là quan hệ thoả thuận giữa TCTD và bên vay vốn. Tuy nhiên vì là gói hỗ trợ sẽ có điểm khác biệt là thủ tục sẽ nhanh gọn hơn, linh hoạt hơn, lãi suất ưu đãi hơn. Nhưng tùy thuộc vào từng dự án, khách hàng vay vốn. Gói cho vay này tập trung cho vay những lĩnh vực ưu tiên, những lĩnh vực chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như tôi đã phân tích ở trên

Đối với nhóm Big 4, BIDV đăng ký hỗ trợ 120.000 tỷ đồng, Agribank 100.000 tỷ đồng, Vietcombank và Vietinbank sẽ đưa ra các gói cụ thể. Đối nhóm ngân hàng cổ phần MB 35.000 tỷ đồng, ACB 15.000 tỷ đồng.

Tôi có thể khẳng định hiện các ngân hàng không thiếu vốn, nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp có thể hấp thụ được nguồn vốn hỗ trợ. Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh thì các TCTD sẽ xem xét miễn giảm lãi tùy theo thực trạng tài chính của từng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn...

Có thể bạn quan tâm

  • Cách nào thực thi gói hỗ trợ tín dụng 285 ngàn tỷ?

    Cách nào thực thi gói hỗ trợ tín dụng 285 ngàn tỷ?

    06:36, 14/03/2020

  • Doanh nghiệp khó hấp thu ngay gói hỗ trợ 285 nghìn tỷ đồng

    Doanh nghiệp khó hấp thu ngay gói hỗ trợ 285 nghìn tỷ đồng

    18:45, 11/03/2020

  • Triển khai gói tín dụng 250.000 tỷ, lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp

    Triển khai gói tín dụng 250.000 tỷ, lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp

    06:49, 11/03/2020

  • Đằng sau gói tín dụng 250.000 tỷ đồng và gói hỗ trợ tài khoá 30.000 tỷ đồng là gì?

    Đằng sau gói tín dụng 250.000 tỷ đồng và gói hỗ trợ tài khoá 30.000 tỷ đồng là gì?

    22:05, 08/03/2020

Trước đó, NHNN cho biết, ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn từ đó gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu: Đến nay, có 23 TCTD báo cáo NHNN, ước tính có khoảng 926.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 chiếm khoảng 14,27% trên tổng dư nợ của 23 TCTD này, và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống.

Một số ngành bị ảnh hưởng lớn được hỗ trợ bao gồm: nông, lâm nghiệp & thủy sản, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giầy, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục... Các lĩnh vực bất động sản, xây dựng không nằm trong diện ưu tiên hỗ trợ.

Hiện Dự thảo Thông tư hướng dẫn các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay đang được gấp rút soạn thảo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
[GÓI HỖ TRỢ 285 NGÀN TỶ ĐỒNG] Kỳ vọng vực nền kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO