Hào nhoáng là thế, nhưng hãng công nghệ Mỹ - Apple vẫn tồn tại “gót chân Asin”.
Apple hiện mang trên mình hơn 103 tỷ USD nợ có kỳ hạn. Nếu tính cả các thương phiếu thì tổng nợ của tập đoàn này lên tới 108 tỷ USD.
“Lời nguyền” vẫn đeo bám
Cuối năm 2019, Apple một lần nữa giành suất trong “câu lạc bộ ngàn tỷ đô” khi vốn hóa đạt mức 1,01 ngàn tỷ USD nhờ bộ ba sản phẩm mới. Nhưng cũng trong năm 2019, họ là một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nhất của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung.
Mặc dù chuỗi cung ứng cho Apple tại Mỹ khoảng 60 tỷ USD, nhưng không thấm vào đâu so với tại Trung Quốc - hay nói cách khác phần lớn công đoạn sản xuất Iphone nằm tại cường quốc Châu Á.
Sự cộng hưởng của thương chiến làm doanh số của Apple giảm 8 triệu chiếc, cùng với chiến lược phát hành trái phiếu, tín phiếu thay vì trả tiền mặt cho nhà đầu tư đã khiến Apple mắc khoản nợ trên 100 tỷ USD.
Cách đây 16 năm, Apple rơi vào khủng hoảng khi con số nợ gần 1 tỷ USD, nhưng thời điểm đó rất khác hiện tại. Khi thị trường smartphone chưa định hình thì chỉ cần một sản phẩm như iMac, cũng cứu vớt tất cả.
Khối nợ hơn 100 tỷ USD lần này tuy nhỏ so với tổng vốn hóa của Apple nhưng lại là vấn đề đáng kể đối với Apple, nhất là khi khả năng sáng tạo “phần cứng” của Tim Cook và các cộng sự bị đặt dấu hỏi; bên cạnh đó là sự cạnh tranh quyết liệt từ đối thủ trong bối cảnh thị trường smartphone có dấu hiệu bão hòa.
Hơn nữa, nhà cung cấp lớn nhất cho Apple là Foxconn đang đóng cửa vì dịch COVID-19, đồng nghĩa với việc nguồn hàng của Apple bị ngưng trệ.
Có thể bạn quan tâm
07:00, 29/03/2020
07:22, 28/03/2020
06:00, 27/03/2020
15:08, 19/03/2020
“Phất” lên từ kinh doanh thứ cấp
Mặc dù doanh số sụt giảm nhưng Apple vẫn là vua điện thoại thông minh, với việc nắm giữ 47% thị phần trong phân khúc này. Giờ đây, doanh thu của Apple không chỉ phụ thuộc vào kinh doanh “phần cứng” như những năm trước, mà còn đến từ “kinh doanh thứ cấp” dựa vào khoảng 1 tỷ sản phẩm Iphone đã phát hành.
Apple đang tìm cách duy trì việc khách hàng trả tiền cho mình sau khi họ đã mua iPhone hay iPad được một thời gian dài. Và việc cung cấp các sản phẩm số sáng tạo là một trong những phương thức Apple lựa chọn.
Hiện tại, “táo khuyết” có hơn 450 triệu thuê bao các dịch vụ có trả phí trên toàn cầu, tăng 120 triệu thuê bao so với năm trước. Như vậy, Apple đã âm thầm mở rộng, chuyển hướng lĩnh vực kinh doanh để thích nghi trong bối cảnh mới.
Tháng 3 năm ngoái, hãng công nghệ Mỹ đã trình làng hàng loạt dịch vụ mới của mình tại sự một kiện đặc biệt, bao gồm dịch vụ truyền hình, dịch vụ thẻ tín dụng...
Apple TVplus sẽ là “căn nhà mới” cho những người kể chuyện sáng tạo và những chương trình, phim và phim tài liệu độc quyền. Thẻ tín dụng Apple Card, với tuyên bố sẽ giúp cải thiện trải nghiệm thẻ tín dụng với các ứng dụng đơn giản hơn, lãi suất thấp, phần thưởng hấp dẫn hơn...
Không nhiều doanh nghiệp có thể “kinh doanh thứ cấp” trên sản phẩm của mình. Bởi vì đó là một “hệ sinh thái” đòi hỏi khả năng tính toán từ thiết kế, tích hợp, marketing nhằm “trói” chặt khách hàng.
Đáng nói, chỉ 6 tháng sau khi mảng dịch vụ ra đời, Apple đã đạt doanh thu kỷ lục 12,5 tỷ USD, dư sức bù đắp lại khoảng sụt giảm từ iMAC và Iphone. Với khả năng thích nghi tốt, cộng với tiềm lực dồi dào, lại đang dẫn dắt xu hướng công nghệ, Apple được dự báo còn thống trị thị trường ít nhất một thập kỷ tới.