Việc giá cao su quốc tế giảm mạnh, cộng với giá cổ phiếu của Tập đoàn Cao su Việt Nam (UPCoM: GVR) bèo bọt... đã và đang khiến Tập đoàn này gặp khó khăn trong việc tìm đối tác chiến lược.
GVR đã niêm yết 99,14 triệu cổ phiếu trên sàn UPCoM với giá tham chiếu là 13.000đ/cp vào ngày 21/03/2018.
Khó đạt kết quả như kỳ vọng
GVR được đánh giá là 1 trong những “ông lớn” có thể chịu ảnh hưởng mạnh của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Nguyên do, cuộc chiến này sẽ tác động trực tiếp tới thị trường cao su quốc tế, qua đó tác động đến doanh thu và lợi nhuận của các thành viên của GVR có hoạt động lõi là khai thác và cung cấp hàng bán cao su.
Có thể bạn quan tâm
04:30, 22/05/2018
01:05, 27/12/2017
16:53, 08/08/2016
00:00, 16/07/2012
04:34, 25/06/2018
05:41, 04/06/2017
Điển hình ở một số thành viên GVR đã thấy điều đó. CTCP Cao su Hòa Bình (HRC) báo cáo lợi nhuận sau thuế quý II/2018 chỉ đạt 1,13 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận lũy kế 6 tháng là 2,16 tỷ đồng, giảm 34% so với nửa đầu năm 2017.
Tương tự, ngay cả điểm sáng CTCP Cao su Phú Hòa (PHR), với báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm đã hoàn thành được 52% kế hoạch năm, lãi ròng 162 tỷ đồng, nhưng thực tế cũng đang chịu tác động của giá bán cao su giảm giá.
Mặc dù xác định 2018 là một năm bất lợi, nhưng GVR vẫn đặt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt với 22.025 tỷ đồng và 5.067 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu so với kết quả đã thực hiện của 2017 sẽ giảm khoảng 815 tỷ đồng, song lợi nhuận lại tăng lên 339 tỷ đồng.
Lưu ý là chỉ tiêu kinh doanh này được đặt trong “kịch bản” dự kiến giá cao su sẽ giảm khoảng 10% so với 2017 và ở mức bình quân 36 triệu đồng/ tấn. Thực tế giá mủ cao su tính đến tháng 8/2018 đã giảm xuống 30 triệu đồng/tấn. Theo đó, GVR chắc chắn sẽ khó có thể ghi nhận một kết quả như kỳ vọng.
Bí ẩn cổ đông Inteccon
Về dài hạn, việc tìm đối tác chiến lược của GVR vẫn có nhiều cơ hội nếu Tập đoàn giải quyết được 2 vấn đề: Thứ nhất, đánh giá tình hình triển khai dự án, hiệu quả đầu tư, phương án trả nợ của từng dự án và đảm bảo khả năng trả nợ cho các ngân hàng đối với các dự án trồng cao su do Cty Mẹ bảo lãnh (số tiền 21.212.500 USD và 2.891 tỷ đồng). Thứ hai, rà soát, phân tích từng khoản vay và có biện pháp xử lý, thu hồi theo quy định với khoản công nợ phải thu khó đòi phát sinh do việc sáp nhập CTy Tài chính vào Cty mẹ. Đây là bài toán mà trong hành trình tái cơ cấu, thực thi cổ phần, VGR sẽ phải giải.
- 25,4 tỷ đồng là khoản lỗ của Cty mẹ- Tập đoàn GVR trong quý I/2018, so với khoản lợi nhuận 9,8 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.
Ngoài thách thức với GVR nêu trên, trong thời gian qua, hoạt động đầu tư của CTCP Xây dựng Incontec với giao dịch nâng tỷ lệ sở hữu GVR lên 18,17% tính đến tháng 7/2018, là tín hiệu tích cực cho thấy đã và đang có một số nhà đầu tư quan tâm đến GVR.
Incontec - một Cty đầu tư có lĩnh vực xây dựng gần như không liên quan đến hoạt động lõi của GVR (trừ 1 số thành viên ở mảng khu công nghiệp), lại chỉ mới có lịch sử 2 năm hoạt động, thì việc tận dụng giai đoạn đổ đèo thị giá cổ phiếu GVR để trở thành cổ đông lớn tại Tập đoàn, liệu có phải “quá hời” cho cổ đông mới?
Niêm yết cho…có
Có mặt tại UPCOM từ tháng 3/2018 với giá cổ phiếu đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 10.900đ/cp, đến nay giá cổ phiếu này chỉ còn 7.900đ/cp. Đây có lẽ là một trong số ít cổ phiếu của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) có quỹ đất cực lớn, doanh thu hàng nghìn tỷ đồng, có giá cổ phiếu “bèo bọt” gần ngang 1 ly trà đá.
So với giá trị cổ phiếu mà GVR định giá khởi điểm IPO ở mức 13.900đ/cp, thị giá hiện tại đã giảm gần 1 nửa. Triển vọng của cổ phiếu GVR hiện vẫn đang được thị trường đánh giá sẽ tiếp tục ảm đạm và cản trở các cơ hội tìm đối tác chiến lược theo kế hoạch của năm nay.
Một nguyên do khiến nhà đầu tư e ngại cổ phiếu GVR, là thông tin dù đã đại chúng và niêm yết, vẫn rất “được chăng hay chớ”. Tại thời điểm hiện nay, GVR mới chỉ có báo cáo tài chính riêng kiểm toán 2017. Cty cũng đã xin gia hạn báo cáo tài chính bán niên 2018. Nhà đầu tư không thể biết quý I, quý II, Tập đoàn đã và đang làm ăn ra sao. Hay nói cách khác, một trong những mục tiêu của cổ phần hóa là tăng năng lực quản trị chiến lược và hoạt động công khai minh bạch sau cổ phần hóa vẫn đang bị GVR “lờ tịt”. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều DNNN đang “niêm yết nửa vời” hoặc “cho có” trên sàn UPCOM hiện nay.
“Vàng trắng”cầm cự chờ triển vọng Theo Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu hầu hết các chủng loại cao su chính đều tăng so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, xuất khẩu cao su tổng hợp đứng đầu với khối lượng đạt 287,8 nghìn tấn, trị giá 414,8 triệu USD, tăng 14,9% về lượng, nhưng giảm 10,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 51% trong tổng khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. Nhìn chung, thị trường cao su quốc tế giảm về giá bán đã tác động đến trị giá xuất khẩu của thị trường cao su Việt Nam. Giá cao su giảm, ngoài lo ngại chiến tranh thương mại leo thang, còn do tồn kho tại các nước tiêu thụ chính ở mức cao; cùng với đó là đồng JPY mạnh lên do triển vọng điều chỉnh chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, gây áp lực cho giá cao su. Cục Xuất nhập khẩu- Bộ Công thương cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 363,28 nghìn tấn, trị giá 519,88 triệu USD, tăng 24,2% về lượng, nhưng giảm 3,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Điều này đã và sẽ khiến các doanh nghiệp ngành cao su tiếp tục gặp khó khăn. Có một điều khá bất ngờ là bất chấp xu hướng đi xuống của giá cao su, trừ cổ phiếu GVR đang giảm về rất thấp, phần lớn các cổ phiếu khác ngành cao su đều “miễn nhiễm” với thông tin tiêu cực này. Hiện các cổ phiếu như PHR, DRC… sau giai đoạn tăng trưởng ở quý I/2018, gần như cầm cự đi ngang. Một chuyên gia cho rằng muốn “nhìn” giá cổ phiếu ngành cao su, ngoài tính toán những khoản thu đột biến như thanh lý vườn cao su của PHR, còn có thể nhìn diễn biến giá dầu. Bởi thông thường giá dầu hồi phục sẽ kéo theo giá cao su tự nhiên hồi phục. |