Hạ chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10: Giáo dục đừng loại nhầm học sinh!

TUẤN VỸ 11/09/2020 05:30

Việc ngành giáo dục Quảng Nam bắt đầu “kén” học sinh trong việc xét tuyển THPT có thể loại nhầm một lượng lớn học sinh có tiềm năng.

Năm học 2020-2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam thông báo tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập bằng phương thức xét tuyển theo phân vùng tuyển sinh đến trường THCS trên địa bàn tỉnh (kể cả vùng ven) với chỉ tiêu tuyển 80% số học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2019 - 2020 đăng ký dự tuyển lớp 10 các trường THPT sau khi đã trừ đi số học sinh trúng tuyển vào các trường THPT chuyên biệt trên địa bàn tỉnh.

Việc này đã khiến nhiều bật phụ huynh ngỡ ngàng khi một lượng lớn học sinh bắt buộc phải theo học tại các Trung tâm giáo gục thường xuyên hoặc các trường dạy nghề mặc dù vẫn đủ điểm lên lớp thẳng.

Điều đáng nói ở đây khi việc tuyển sinh vào các trường THPT trên địa bàn tỉnh này giảm liên tục khi từ 95% đến năm 2019 còn 85% và năm 2020 chỉ đạt 80%. Việc giảm chỉ tiêu tuyển sinh liên tục qua hàng năm đồng nghĩa với việc số lượng học sinh không thể tiếp tục việc học đến cấp bậc cao đẳng, đại học tăng lên qua từng năm. 

Đề cập đến vấn đề này, nhiều luồng ý kiến cho rằng, việc giảm chỉ tiêu tuyển sinh sẽ chọn lọc được các thế hệ học sinh có chất lượng để nâng cao chất lượng đầu vào. Các em học sinh có học lực yếu hơn sẽ được sàng lọc, tránh xảy ra tình trạng “kéo” chất lượng giảng dạy và học tập đi xuống.

Việc xét tuyển đầu vào THPT theo cách lấy điểm tổng kết có thể sẽ loại nhầm các học sinh có năng lực sau này.

Việc xét tuyển đầu vào THPT theo cách lấy điểm tổng kết có thể sẽ loại nhầm các học sinh có năng lực sau này.

Tuy nhiên, đối với việc giảm chỉ tiêu tuyển sinh ấy cũng là một yếu tố thiếu đi sự nhìn nhận khách quan khiến ngành giáo dục có thể loại nhầm các em học sinh có năng lực. Chỉ vì một vài điểm số yếu mà không được tiếp tục việc học đến cấp bậc cao hơn khiến một lượng lớn học sinh cảm thấy buồn bã bởi sự nổ lực đã không được công nhận, ước mơ bị gạt đi.

Điển hình như trường hợp của em T.V.Đ (Hội An) được xét theo khu vực đến học tại trường THPT Nguyễn Trãi, thế nhưng đến ngày công bố danh sách lớp cùng ngày nhập học thì em lại không có tên và được hướng dẫn rút hồ sơ nhập học. Theo sự hướng dẫn của giáo viên, lý do khiến em không thể nhập học THPT là vì điểm tổng kết năm lớp 9 của em không đủ 6.8 hoặc mỗi môn Toán và Văn không trên 5.5 điểm (nhà trường quy định). Cho nên em Đ. phải nhập hồ sơ học tại một trường dạy nghề trên địa bàn.

Đối với em Đ. việc được tiếp tục học và có thể cố gắng học đến các bậc cao hơn là ước mơ của em và vả gia đình, tuy nhiên với việc xét tuyển như vậy buộc em phải từ bỏ. Không chỉ có em Đ. mà còn rất nhiều trường hợp khác cũng chịu cảnh tương tự, dẫn đến tình trạng nản chí của thế hệ thanh niên.

Trước đây, tỉnh Quảng Nam vẫn tổ chức việc thi tuyển vào các trường, đối với số lượng thí sinh không đạt yêu cầu thì sẽ bị loại và phải chọn các hình thức học tập khác. Dĩ nhiên hình thức tuyển sinh này nhận được sự đồng thuận của người dân khi các thí sinh thực sự có năng lực sẽ đạt yêu cầu được nhập học. Đây được xem là hình thức tuyển sinh công bằng và công tâm nhất. Các thí sinh có năng lực yếu hơn cũng sẽ chấp nhận việc dừng lại việc học để theo công tác hướng nghiệp và học nghề.

Đối với hình thức xét tuyển, vì sao ngành giáo dục lại không thể nâng tỉ lệ tuyển sinh lên để số lượng học sinh được lên lớp thẳng có thể tiếp tục việc học, hoàn thiện bản thân để có thể thực hiện ước mơ học tập mà lại liên tục giảm? Không lẽ ngành giáo dục vẫn sợ trong số lượng thí sinh ấy vẫn còn nhiều trường hợp “ngồi nhầm lớp” làm trì trệ đến công tác giảng dạy? Vậy việc xét tuyển như vậy có đảm bảo rằng ngành giáo dục đang trao đúng cơ hội cho đúng học sinh?

Nếu các trường chấm điểm không

Nếu các trường chấm điểm không "đều tay" và minh bạch sẽ không công bằng cho các em học sinh.

Một giáo viên nói rằng có hạ chỉ tiêu như vậy là giúp các em học sinh học yếu có thể đỡ tốn thời gian ngồi tại nhà trường đồng thời cũng là “cứu” được các trường dạy nghề trên địa bàn. Tuy nhiên vị giáo viên này vẫn trăn trở rằng vấn đề xét điểm tổng kết liệu có chính xác hay chưa? Nếu như các trường không có sự munh bạch và “đều tay” thì sẽ không công bằng cho học sinh.

Việc ngành giáo dục “kén” học sinh đã khiến cho dư luận đặt nghi vấn rằng có chăng tình trạng đặng nặng thành tích trong giáo dục vẫn còn diễn ra âm ỉ. Chỉ vì muốn có “chất lượng” thành tích hơn nên ngành giáo dục sẵn sàng gạt đi ước mơ của các em học sinh? Liệu với việc xét tuyển như vậy ngành giáo dục có đang tự tay loại đi các học sinh có tiềm năng, lờ đi lời dạy “học, học nữa, học mãi”.

Những “người lái đò” đưa các thế hệ học sinh sang với bến bờ tri thức hôm nay dường như đã dần “kén” khách sang sông!

Ở độ tuổi vào THPT, các em học sinh vẫn còn khao khát được học, được hoàn thiện để có thể xứng với danh xưng “chủ nhân tương lai của đất nước”. Nên chăng cần có những thay đổi trong công tác tuyển sinh để các em có thể chạm đến ước mơ. Hãy công tâm vì thế hệ tương lai của chúng ta. 

Có thể bạn quan tâm

  • Giáo dục là hành trình

    Giáo dục là hành trình "thắp lửa"

    08:50, 05/09/2020

  • Ngày khai giảng bàn chuyện “định hướng tương lai” cho con

    Ngày khai giảng bàn chuyện “định hướng tương lai” cho con

    05:00, 05/09/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hạ chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10: Giáo dục đừng loại nhầm học sinh!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO