Không chỉ miền Bắc, mà cả nước đang vào mùa mưa, vì vậy tất cả đang chờ quy trình chuẩn về vận hành thuỷ điện an toàn.
Trải qua 60 năm, Hà Giang chưa từng biết ngập lụt năm nay đã ghi nhận mực lũ sông Lô tại TP Hà Giang đạt 104m, trên mức báo động 3. Điều này sẽ còn tiếp diễn tại các địa phương nếu như không sớm có Nghị định hướng dẫn Luật Thuỷ lợi năm 2017 quy trình chuẩn về vận hành thuỷ điện an toàn.
Có thể bạn quan tâm
15:40, 03/08/2018
12:25, 02/08/2018
01:00, 30/07/2018
11:00, 28/07/2018
06:00, 28/07/2018
19:00, 27/07/2018
15:05, 26/07/2018
11:00, 26/07/2018
07:09, 26/07/2018
06:57, 26/07/2018
11:02, 25/07/2018
19:46, 24/07/2018
Hạ lưu “gánh” hậu quả
Nếu so với các tỉnh đồng bằng, có thể con số thiệt hại này là không lớn, tuy nhiên đối với tỉnh miền núi đang phải nhận trợ cấp ngân sách Trung ương và phấn đấu đến năm 2018 sẽ tự cân đối thu chi là 40-50% như yêu cầu của Thủ tướng, đây là thiệt hại lớn.
Việc thành phố Hà Giang ngập trong biển nước mênh mông khiến nhiều người không hỏi đặt câu hỏi bởi, thành phố Hà Giang ở đầu nguồn sông Lô, đây là một dòng suối lớn, với độ dốc cao. Trong gần 60 năm qua, thành phố Hà Giang chưa bao giờ gặp cảnh nước ngập này. Nỗi lo của người dân là hạn hán, bởi các sông suối tại đây luôn bị trơ đáy, một phần là do Hà Giang có nhiều hang động cacxtơ, khi nước mưa xuống ngấm ngay vào các hang đá vôi.
Quay trở lại tình trạng lũ lụt tại Hà Giang, để giải thích hiện tượng ngập lụt này, phải chăng là do quá trình phát triển thuỷ điện ồ ạt trên các nhánh và dòng chính của sông Lô, tính từ năm 2013 đến nay.
Tính đến năm 2017, Hà Giang có 46 dự án thuỷ điện, công suất lắp máy tới 900MW. Chỉ tính riêng trên sông Miện có 6 dự án, sông Nho Quế có 3 dự án. Điều đáng nói đây đều là những thuỷ điện nhỏ. Trên dòng sông Lô, dưới thành phố có 2 dự án là sông Lô 2 và sông Lô 5.
Nhìn qua những con số này có thể thấy, vào mùa lũ có mưa lớn, chắc chắn thành phố Hà Giang sẽ bị ngập. Bởi các thuỷ điện này luôn tích đầy nước để phát điện. Điều đó có nghĩa, con người đã tạo ra “túi nước” khổng lồ treo trên đầu thành phố.
Hướng dẫn chưa đủ mạnh
Để xảy ra những thiệt hại như vừa nêu, câu hỏi đặt ra là, hiện trạng các văn bản quy phạm pháp quy hiện nay của Việt Nam như thế nào? Gần đây nhất phải kể đến là Luật Thuỷ lợi năm 2017 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2018. Trong đó, Điều 28 Luật Thuỷ Lợi có quy định quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện, vận hành liên hồ chứa phục vụ thuỷ lợi. Trong đó quy định: “Quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện, quy trình vận hành liên hồ chứa phục vụ thuỷ lợi phải tuân thủ quy định của pháp luật về tài nguyên nước; Đối với hồ chứa thuỷ điện vận hành theo chế độ điều tiết ngày phải có giải pháp bảo đảm công trình thuỷ lợi ở hạ du hoạt động bình thường”. Như vậy, cần phải làm rõ “tuân thủ quy định của pháp luật về tài nguyên nước “ và “giải pháp bảo đảm công trình thuỷ lợi ở hạ du hoạt động bình thường” là như thế nào?
Điều đáng tiếc là hiện nay, nghị định hướng dẫn thi hành chỉ mới đề cập đến 3 vấn đề: phân loại, phân cấp công trình thuỷ lợi; Năng lực quản lý, vận hành công trình thuỷ lợi; cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vự thuỷ lợi. Ngoài ra, các Nghị định liên quan đến vấn đề trên mới đang được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn soạn thảo.