Hà Nội sắp hết hạn giãn cách: chuyên gia nói gì?

MINH CHÂU 19/08/2021 11:34

Sau 3 tuần, Hà Nội có nhiều tín hiệu tích cực về số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Song chuyên gia khẳng định, vẫn còn quá sớm để Hà Nội có thể yên tâm trong lúc này.

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong một tuần qua (từ ngày 13/8), số ca dương tính với SARS-CoV-2 của Hà Nội duy trì ở mức 40-60 ca mỗi ngày.

Điều tích cực là số ca nhiễm cộng đồng tại Hà Nội đã giảm đi rõ rệt, từ việc chiếm tỷ lệ 50-60% tổng số ca mỗi ngày xuống còn khoảng 30%. Đặc biệt ngày 18/8, trong 51 ca nhiễm nCoV chỉ có 1 trường hợp CDC Hà Nội ghi nhận tại cộng đồng.

"Số ca nhiễm không tăng mạnh sau khi TP xét nghiệm diện rộng có thể coi là một thành công, nhưng chưa đủ để ta yên tâm. Với 50-60 ca nhiễm mới mỗi ngày, nguy cơ dịch bệnh ở Hà Nội vẫn rất phức tạp và dễ dàng chuyển biến xấu nếu chúng ta chủ quan", GS.TS Nguyễn Anh Trí - Anh hùng lao động, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Bệnh viện Medlatec, nhận xét.

Theo chuyên gia này, có thể nhận thấy rằng, những ngày vừa qua, số F0 ghi nhận được thấp hơn so với giai đoạn trước đây một tuần. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là số F0 giảm trong khi một tuần trở lại đây, Hà Nội đã mở chiến dịch xét nghiệm diện rộng, với số lượng mẫu được xét nghiệm lớn hơn trước.

 trong một tuần qua (từ ngày 13/8), số ca dương tính với SARS-CoV-2 của Hà Nội duy trì ở mức 40-60 ca mỗi ngày.

Trong một tuần qua (từ ngày 13/8), số ca dương tính với SARS-CoV-2 của Hà Nội duy trì ở mức 40-60 ca mỗi ngày.

"Chúng ta xét nghiệm nhiều hơn nhưng số lượng F0 phát hiện mới lại giảm xuống. Như vậy, chứng tỏ rằng, dịch ở Hà Nội có xu hướng đi xuống. Tuy nhiên, chưa thực sự bền vững. Vì vậy, Hà Nội vẫn cần phải tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch", GS Trí nói.

Chia sẻ quan điểm, PGS.TS Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế) cho rằng dịch bệnh tại Hà Nội vẫn trong tầm kiểm soát. Một tuần qua, Hà Nội xét nghiệm diện rộng hơn 300.000 mẫu nhưng số ca mắc không nhiều (29 ca), không xuất hiện các ổ dịch mới và số liệu người dương tính hàng ngày có xu hướng giảm.

Song, ông nhấn mạnh đây là giai đoạn nhạy cảm đối với Hà Nội và thành phố dễ bị tổn thương về dịch bệnh nếu làm không chặt việc giãn cách xã hội. Nhiều F0 xuất hiện trong khối y tế, công an, nhân viên giao hàng, siêu thị, tiểu thương và cán bộ chốt kiểm soát. Đây đều là những nhóm di chuyển, tiếp xúc nhiều người nên nguy cơ đối với Hà Nội rất khó lường.

"Nếu F0 nằm trong những nhóm đối tượng này thì khả năng lây lan rất rộng, khó truy vết, khó tìm ổ dịch để phong tỏa triệt để", ông Phu cho hay.

Hà Nội truy tìm F0 theo nhóm đối tượng thay vì theo địa bàn

CDC Hà Nội công bố kế hoạch đợt 2 lấy mẫu xét nghiệm rRT-PCR 13 nhóm đối tượng nguy cơ cao với số lượng 1 triệu mẫu trong vòng 3 ngày từ 18/8.

13 nhóm người nguy cơ cao được lấy mẫu là người giao hàng (shipper); người bán hàng tại các chợ truyền thống; nhân viên bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại; người bán hàng tạp hóa tại nhà; nhân viên bán xăng; lái xe khu công nghiệp, đường dài; bảo vệ chung cư, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, đoàn thể; công nhân xây dựng đang mắc kẹt tại Hà Nội; nhân viên bán thuốc tại các quầy; người làm tại các kho hàng bán lẻ; người trực chốt kiểm dịch; lực lượng hỗ trợ chống dịch; nhân viên công ty môi trường đô thị trực tiếp thu gom rác (lái xe, lao công).

Hà Nội sẽ có biện pháp, kế hoạch gì để đối phó với khả năng dịch bệnh lây lan trong ngày 2/9 nếu dừng giãn cách?

Hà Nội sẽ có biện pháp, kế hoạch gì để đối phó với khả năng dịch bệnh lây lan trong ngày 2/9 nếu dừng giãn cách?

Ngoài ra, các trung tâm y tế cũng phải tiếp tục xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên cho nhân viên y tế và người lao động tại những vị trí làm việc nguy cao của đơn vị với tần suất 3 lần/ngày, tại các chốt kiểm soát cửa ngõ ra vào thành phố và sàng lọc khi người dân có triệu chứng như ho, sốt, mất vị giác..., đến khám

Theo ông Trí, việc thay đổi hướng xét nghiệm diện rộng cho thấy TP đã có điều chỉnh kịp thời trước tình huống mới. Ngay khi nhìn nhận việc 313.000 mẫu chỉ có 29 ca dương tính, Hà Nội đã chuyển sang xét nghiệm sàng lọc theo nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc Covid-19.

Ông cũng lấy dẫn chứng là trong những đợt dịch trước, không hiếm những ổ dịch bùng phát từ chính nhóm đối tượng này. Một ví dụ là lần bùng phát dịch ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), ca nhiễm chủ yếu là những người đi cung cấp nước cho các phòng bệnh. "Đây là những nhóm lao động thực sự đáng lo ngại. Thực tế đã cho thấy rất nhiều ổ dịch phức tạp bắt nguồn từ người trong 13 nhóm này. Như ổ dịch công ty thực phẩm Thanh Nga, Nhà thuốc Đức Tâm, nhân viên giao hàng Viettel Post", ông Trí nói.

Bên cạnh đó, ông nhìn nhận nhóm đối tượng lao động này đang đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là thời gian giãn cách xã hội. Họ vẫn làm việc, phục vụ các nhu cầu thiết yếu của người dân.

"Tôi nghĩ họ không chỉ cần được xét nghiệm mà cần ưu tiên tiêm vaccine, để giữ an toàn chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là nhu yếu phẩm thiết yếu, dược phẩm, thiết bị y tế để chống dịch", ông Trí kiến nghị.

Các chuyên gia bày tỏ lo ngại nếu Hà Nội dừng giãn cách

Với khả năng kết thúc giãn cách xã hội vào ngày 23/8 tới, ông Trí cho rằng hiện còn sớm để nói về việc này. Kết quả chống dịch chưa thực sự bền vững, số F0 ngoài cộng đồng còn nhiều, có thể chưa tìm được hết.

"Thành phố đang sàng lọc để bóc tách F0, nên cần thêm thời gian để có thể đánh giá chính xác mức độ hiệu quả của một tháng giãn cách vừa qua, xem có cần thiết thêm hay dừng lại", ông Trí nói.

Vị chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại nếu Hà Nội dừng giãn cách vào ngày 23/8 tới bởi chỉ sau một tuần, người dân thủ đô sẽ đón đợt nghỉ lễ 2/9. Với tâm lý chung là muốn giải tỏa sau một tháng giãn cách, có thể người dân sẽ đổ ra đường, tụ tập đông người ở các điểm vui chơi, đẩy nguy cơ bùng phát dịch lên cao.

"Bài học từ đợt nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua đã rất rõ ràng. Hà Nội sẽ có biện pháp, kế hoạch gì để đối phó với khả năng dịch bệnh lây lan trong dịp 2/9 nếu dừng giãn cách?", vị chuyên gia đặt vấn đề.

Theo ông Trần Đắc Phu, Hà Nội không nên quyết định vội vàng việc dừng giãn cách xã hội bởi cần đánh giá rất cẩn trọng từng yếu tố, nhất là kết quả của công tác truy vết, bóc tách F0 và việc xét nghiệm sàng lọc

Theo ông Trần Đắc Phu, Hà Nội không nên quyết định vội vàng việc dừng giãn cách xã hội bởi cần đánh giá rất cẩn trọng từng yếu tố, nhất là kết quả của công tác truy vết, bóc tách F0 và việc xét nghiệm sàng lọc

Còn theo ông Trần Đắc Phu, Hà Nội không nên quyết định vội vàng việc dừng giãn cách xã hội bởi cần đánh giá rất cẩn trọng từng yếu tố, nhất là kết quả của công tác truy vết, bóc tách F0 và việc xét nghiệm sàng lọc trong tuần này.

"Trước mắt cần làm chặt việc giãn cách trong những ngày còn lại, tranh thủ thời gian xác định nguồn dịch, cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Trong 1 triệu xét nghiệm mà TP sắp làm, nếu số liệu không đột biến, số F0 cộng đồng thấp thì tình hình cơ bản đã ổn định, có thể nghĩ đến dừng giãn cách xã hội", ông Phu nói.

Mục tiêu thời gian ngắn nhất bóc tách triệt để F0

Nhằm mục đích truy vết thần tốc, khoanh vùng dập dịch theo chỉ đạo của Sở Y tế TP.Hà Nội; Bệnh viện Đa khoa Medlatec sẽ tham gia sàng lọc 130.000 xét nghiệm trong tổng số 800.000 xét nghiệm của toàn thành phố. Dự kiến con số này Bệnh viện sẽ hoàn thành trong 3 ngày từ ngày 18-20.8.

Ngay trong ngày đầu tiên ra quân lấy mẫu ngoài cộng đồng, hôm nay (18.8), bệnh viện đã thực hiện lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc diện rộng tại 4 quận/huyện: Ba Đình, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng với 42.000 mẫu trong tổng 130.000 mẫu xét nghiệm ở giai đoạn này. Số lượng mẫu còn lại sẽ tiếp tục được thực hiện trong hai ngày tới.

Mục tiêu của giai đoạn II sàng lọc COVID-19 cộng đồng là trong thời gian ngắn nhất bóc tách triệt để F0, kiểm soát không để dịch bệnh lây lan, bùng phát, vì vậy sẽ lấy mẫu xét nghiệm tại các “vùng đỏ”, “vùng cam” theo sự phân công từ Sở Y tế.

Có thể bạn quan tâm

  • TP.HCM đề xuất miễn phí xét nghiệm COVID-19 cho doanh nghiệp

    11:27, 19/08/2021

  • Chống COVID-19 nhìn từ bài học Cách mạng Tháng 8

    06:55, 19/08/2021

  • COVID-19 thúc đẩy “bền vững hóa” tiêu dùng

    12:19, 18/08/2021

  • COVID-19: Miễn, giảm tiền thuê mặt bằng là hỗ trợ thiết thực

    21:27, 17/08/2021

  • 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó dịch COVID-19

    20:13, 17/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hà Nội sắp hết hạn giãn cách: chuyên gia nói gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO