Hà Nội tăng giá trông giữ xe: Có hạn chế được xe cá nhân?

Diendandoanhnghiep.vn Thành phố Hà Nội đã chính tăng giá trông giữ ô tô, xe máy từ 1/1/2018. Quyết định này khiến người dân lo lắng bởi họ phải gồng mình chịu mức phí cao.

Giá trông giữ xe của Hà Nội sắp tăng vào đầu năm tớiẢnh TN

Giá trông giữ xe của Hà Nội đã tăng từ 1/1/2018. Ảnh TN

Cụ thể, giá trông giữ xe máy tăng lên mức 3.000 - 5.000 đồng/xe/lượt, ô tô tăng từ 30.000 - 50.000 đồng/xe/lượt. Tại một số khu vực, mức giá trông xe tháng tăng từ 1,C7 triệu đồng lên 2,6 triệu đồng/ô tô/tháng.

Đặc biệt, giá trông giữ ôtô tại các tuyến phố tăng theo giờ. Đơn cử khu vực quận Đống Đa, với xe ôtô đến 9 chỗ ngồi và xe tải hai tấn trở xuống, hai giờ đầu tiên, mỗi giờ 25.000 đồng; giờ thứ ba, thứ tư là 35.000 đồng; giờ thứ năm trở đi mỗi giờ 45.000 đồng…

Theo UBND Thành phố, mức giá trông giữ xe mới đã tiệm cận với giá thực tế mà đa số thị trường chấp nhận (cao hơn tối đa là 2 lần mức đang quy định) và mức giá cao nhất tại các tuyến phố thuộc khu vực lõi cao nhất, trải rộng ra đến các tuyến khác của quận Hoàn Kiếm, khu vực vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3 có mức giá giảm dần. Mức giá dịch vụ trông giữ ngoài khu vực vành đai 3 giữ nguyên so với mức đang thực hiện.

TP Hà Nội cũng khẳng định việc tăng giá trông giữ phương tiện không ảnh hưởng đến người dân vì trên thực tế người dân đang phải trả cho các đơn vị, cá nhân trông giữ xe cao gấp 1,5 đến 2 lần so với quy định của thành phố.

Tuy nhiên, trao đổi với DĐDN, nhiều người dân tỏ ra không đồng tình với quan điểm này. Anh Phạm Văn Minh (quận Hoàn Kiếm) cho biết: “Trước đây khi gửi xe máy, người dân chúng tôi vẫn phải trả từ 5.000 – 1.000 đồng/lần trông xe trong khi giá vé ghi chỉ từ 2.000 đồng hoặc 3.000 đồng. Khi quyết định này chính thức có hiệu lực, chắc chắn các cơ sở trông giữ xe sẽ có “cớ” để nâng mức giá lên 10.000 đến 15.000 đồng/lượt”.

Là người đã đóng mức phí trông giữ xe theo quyết định mới, anh Trần Trung Nguyên (quận Đống Đa) tỏ ra bức xúc vì mức giá trông giữ xe mới theo giờ quá cao. Tại Quốc Tử Giám, ngày 2/1, anh Dũng phải gửi xe với mức giá 35.000 đồng/giờ thay vì mức cũ là 30.000 đồng cho hai giờ. Do làm việc hành chính, anh Trung phải để xe mỗi ngày từ 8 đến 9 giờ đồng hồ, nên anh nhẩm tính phải trả khoảng trên dưới 300.000 đồng/ngày cho việc trông giữ xe. “Với mức giá này, có khi từ mai tôi chuyển sang đi Taxi truyền thống, Grab hoặc Uber, vừa đỡ tốn xăng, vừa nhàn thân mà lại không mất tiền gửi xe”.

Chị Nguyễn Hoài Thu chia sẻ, ngay kể cả khi Hà Nội chưa ban hành quyết định tăng giá trông giữ xe thì mức phí trông xe đã bị “hét” quá cao so với mức thu nhập thông thường của đa số người dân, đặc biệt là phí trông giữ xe tại các khu vui chơi giải trí, nhất là vào dịp lễ, tết. “Quyết định ban hành thì người dân chúng tôi phải thực hiện theo, nếu không gửi xe tại các bãi gửi xe thì chúng tôi biết gửi ở đâu. Tôi mong cơ quan chức năng sẽ kiểm soát chặt chẽ việc trông giữ xe trái phép, để người dân chúng tôi giảm bớt thiệt thòi mỗi khi gửi xe”. – chị Thu nói và mong muốn chính quyền địa phương khi ra quyết định tăng giá trông giữ xe thì cần có lộ trình và phải thông tin rộng rãi đến người dân, tránh để chủ phương tiện bị động.

Theo ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, việc tăng giá để người dân cân nhắc khi sử dụng phương tiện, từ đó đạt mục tiêu hạn chế phương tiện cá nhân.  Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc tăng giá xe nếu không có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị thanh tra thì mục tiêu này không thể đạt được bởi, hiện trên địa bàn Hà Nội có khoảng 500.000 ô tô và hơn 2 triệu xe máy. Trong khi đó, các điểm đỗ xe công cộng mới có hơn 1000 điểm đỗ, chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu của người dân. Vì cầu nhiều hơn cung, nên bấy lâu nay nhiều điểm trông giữ xe trên địa bàn Hà Nội không tuân thủ giá trông xe theo quy định, tự động tăng giá xe “cắt cổ” nhất là vào dịp lễ tết.

Thêm nữa, việc hạn chế xe cá nhân bằng cách tăng giá trông giữ xe cũng chưa chắc có hiệu quả bởi có nhiều trường hợp do đặc thù công việc, người dân không thể sử dụng các phương tiện giao thông công cộng thì sẽ phải gồng mình gánh mức phí gửi xe cao mà không có sự lựa chọn nào khác.

Trên Facebook cá nhân của mình, ông Ngô Quý Nhâm – Giám đốc tư vấn quản lý của OCD cho biết, với quyết định này, chắc chắn Hà Nội sẽ thành công trong việc tăng nguồn thu trông giữ xe cho chủ thầu bãi xe. Xe vào thành phố chưa chắc đã giảm nhưng xe chạy lòng vòng trên đường chắc sẽ nhiều hơn.  Cũng nhờ quyết định này, chắc chắn Grab và Uber sẽ đông khách hơn và hiển nhiên, tiền vào ngân sách chắc chẳng được mấy.

Đặc biệt, theo ông Ngô Quý Nhâm, các doanh nghiệp sản xuất ô-tô nhất là dòng giá rẻ chắc cũng sẽ gặp khó khăn hơn ở hai thành phố lớn. Và có thể nhiều doanh nghiệp có trụ sở trong trung tâm cũng sẽ khó khăn hơn.

Chính quyền địa phương tưởng thu thêm một chút nhưng sẽ mất nhiều hơn. “Mấy tuần trước chưa tăng giá trông giữ xe mà gửi sáng đến chiều cũng mất 150.000. Với mức tăng mới, tiền gửi xe cả ngày chắc cũng lên 200.000/ngày”.  – ông Nhâm chia sẻ trên Facebook.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội tăng giá trông giữ xe: Có hạn chế được xe cá nhân? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714266147 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714266147 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10