Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cẩm Anh 05/07/2018 11:00

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng, 6 tháng đầu năm 2018, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, thu hút vốn đầu tư tăng, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 9,9% so với cùng kỳ.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố, 6 tháng đầu năm 2018 tại Hà Nội đạt được kết quả khá toàn diện, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện. Giá cả thị trường ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp hơn so cùng kỳ (khoảng 2,24- 2,24%; cùng kỳ là 3,86%). Cải cách thủ tục hành chinh tiếp tục được đẩy mạnh toàn diện. Thành phố đã thông qua đơn giản hóa đối với 61 thủ tục hành chính thuộc 7 lĩnh vực quản lý Nhà nước. 

"Hà Nội là thành phố đầu tiên ban hành quy định về việc thực hiện cơ chế một cửa và một cửa liên thông đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, hợp tác xã có cung ứng dịch vụ công", ông Hùng nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Hà Nội vay lại hơn 200 tỷ đồng để trả nợ chậm tiến độ gói thầu cầu Nhật Tân

    Hà Nội vay lại hơn 200 tỷ đồng để trả nợ chậm tiến độ gói thầu cầu Nhật Tân

    09:10, 05/07/2018

  • Kỳ họp thứ 6 HĐND TP Hà Nội: Đổi mới theo hướng tích cực

    Kỳ họp thứ 6 HĐND TP Hà Nội: Đổi mới theo hướng tích cực

    08:04, 05/07/2018

Là một trong những vấn đề được UBND thành phố đẩy mạnh và quan tâm chỉ đạo các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được triển khai mạnh mẽ, công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào các dự án mới được đẩy mạnh, tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn như Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)... hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện dự án trên địa bàn Thủ đô. 

"Do đó, môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố được cải thiện rõ nét; Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng vị trí 13/63 (tăng 1 bậc); Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) đứng vị trí 2/63, tăng 1 bậc. Đặc biệt, Hội nghị “Hà Nội 2018 - Hợp tác đầu tư và Phát triển” đã được tổ chức thành công với sự tham gia của gần 900 doanh nghiệp trong và ngoài nước, thu hút vốn đầu tư vào thành phố", ông Hùng nói. 

Các dự án đầu tư vốn ngoài ngân sách ước thực hiện 60 dự án với tổng mức đầu tư ước đạt 80 nghìn tỷ đồng, giảm 38% về số dự án nhưng tăng 19% về vốn; có 15 dự án điều chỉnh quy mô vốn, tăng 2,5 nghìn tỷ đồng. Đối với các dự án theo hình thức PPP, đã phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 01 dự án, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 02 dự án, nâng tổng sổ dự án đầu tư theo hình thức PPP đang thực hiện lên 12 dự án, tổng mức đầu tư 28,4 nghìn tỷ đồng (hiện còn 95 dự án PPP đang hoàn thiện thủ tục, TMĐT ước tính 270 nghìn tỷ đồng).

Đáng chú ý, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố cho biết, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo toàn diện, khuyến khích thành lập doanh nghiệp, chú trọng phát triển kinh tế tư nhân. Duy trì 100% hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng, đồng thời đảm bảo thời gian xử lý các thủ tục hành chính liên quan trong vòng 3 ngày. Chính vì vậy, ước tính 6 tháng đầu năm 2018, đã có 12,1 nghìn doanh nghiệp mới được thành lập với tổng số vốn đăng ký lên đến 124 nghìn tỷ đồng; giảm 3% về số lượng nhưng tăng về số vốn so với cùng kỳ. Tính đến hết tháng 6, toàn thành phố có hơn 200 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động.

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố, thực hiện hiệu quả các chương trình xúc tiến và quảng bá du lịch trong và ngoài nước, lượng khách quốc tế có lưu trú đến Thủ đô đạt 2,21 triệu lượt, tăng 27% (nếu gộp cả khách không lưu trú đạt 3,07 triệu lượt, tăng 26%); đáng chú ý, khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng tăng 34% so cùng kỳ, chủ yếu bằng đường hàng không (tăng 30,9%).

Trong 6 tháng cuối năm 2018, để hoàn thành các nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2018 ở mức cao nhất, các cấp chính quyền tiếp tục triển khai trên 3 lĩnh vực.

Thứ nhất, tập trung đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn, đặc biệt chú trọng công tác thu hồi nợ đọng thuế, phấn đẩu hoàn thành dự toán thu NSNN được giao.

Thứ hai, thực hiện quản lý chỉ ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, theo đúng dự toán được giao và các chế độ, chính sách theo quy định.

Thứ ba, điểu hành ngân sách chủ động, tích cực, đảm bảo an sinh xã hội và cân đôi ngân sách các câp; đây nhanh tiên độ giải ngân von đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đâu tư; rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chỉ chưa thực sự cấp thiết; hạn chế tối đa tố chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, công tác nước ngoài...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO