Hạ tầng “trói chân” vùng Tây Nam bộ (Kỳ 5): Mở “long mạch” cho ĐBSCL

Diendandoanhnghiep.vn Bộ GTVT sẽ trình Chính phủ quy hoạch cảng Trần Đề, Sóc Trăng thành cảng nước sâu có thể tiếp nhận tàu trên 10 vạn tấn.

Đường thủy được xem là phương thức vận tải có nhiều ưu thế của ĐBSCL, nhưng hàng hóa khu vực này lại phải vận chuyển bằng đường bộ lên cụm cảng biển và cảng hàng không TP HCM để xuất khẩu với chi phí đắt gấp đôi các quốc gia trong khu vực.

Trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV vừa qua, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, ĐBSCL đang rất cần một cảng biển nước sâu và hệ thống giao thông kết nối. Bộ sẽ trình Chính phủ quy hoạch cảng Trần Đề, Sóc Trăng thành cảng nước sâu có thể tiếp nhận tàu trên 10 vạn tấn. Đây được xem là lời giải thấu đáo cho bài toán “luồng và cảng” của khu vực này.

p/Trần Đề kỳ vọng trở thành hải cảng lớn nhất của khu vực ĐBSCL

Trần Đề kỳ vọng trở thành hải cảng lớn nhất của khu vực ĐBSCL

Tại buổi làm việc với tỉnh Sóc Trăng mới đây, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam - Nguyễn Xuân Sang cho biết, qua cân nhắc 5 địa điểm được đưa vào nghiên cứu cảng nước sâu là: đảo Hòn Khoai (Cà Mau), đảo Nam Du (Kiên Giang), ngoài khơi Gành Hào (Bạc Liêu), ngoài khơi Trần Đề (Sóc Trăng) và Duyên Hải gần bờ Trà Vinh cho thấy, Trần Đề là địa điểm thích hợp nhất để xây dựng cảng nước sâu. Nơi đây có vị trí trung tâm của tiểu vùng Tây sông Hậu cách TP.Cần Thơ khoảng 50km được kết nối đường thủy thuận lợi theo tuyến sông Hậu và đường bộ qua tuyến QL1, QL60, QL Nam sông Hậu.

Nếu nơi đây hình thành cảnh nước sâu thì các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh và một phần của Bến Tre sẽ không phải trung chuyển hàng hóa đến cụm cảng TP HCM để xuất khẩu. Với lợi thế này, chi phí logistics cho nhóm hàng hóa xuất khẩu chủ lực, trong đó có gạo, trái cây, thủy sản của các địa phương trong khu vực ĐBSCL, sẽ được cải thiện đáng kể.

Theo Giám đốc Sở GTVT Sóc Trăng Trần Quốc Thống, tuy dự án này đang trong giai đoạn nghiên cứu và xin điều chỉnh quy hoạch nhưng địa phương đã liên tục nhận được thư quan tâm đầu tư của nhiều tập đoàn lớn về lĩnh vực logistics Pháp, Hà Lan. “Điều đó cho thấy việc lựa chọn Trần Đề làm hải cảng cho vùng là rất có triển vọng” - ông Thống nhìn nhận.

Cảng biển Trần Đề-Sóc Trăng đã được Thủ tướng Chính phủ xác định là cảng biển loại II tại Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014. Được biết mới đây, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 840/BXD-QHKT phúc đáp Văn phòng Chính phủ về việc thống nhất với quan điểm của Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh cảng biển Sóc Trăng trong hệ thống cảng biển quốc gia, là cảng biển đặc biệt (loại IA), có vai trò là cảng biển cửa ngõ quốc tế với bến cảng biển chính là bến cảng ngoài khơi cửa Trần Đề, đáp ứng cho tàu tải trọng 50.000 - 100.000 DWT và trên 100.000 DWT, phục vụ thông thương hàng xuất nhập khẩu trực tiếp cho vùng ĐBSCL.

Theo đơn vị tư vấn-Cty CP Tư vấn xây dựng công trình Hàng Hải, khu bến cảng Trần Đề có diện tích dự kiến khoảng 30.000 ha, tổng mức đầu tư khoảng 4,1 tỷ USD. Đơn vị tư vấn đề xuất nguồn vốn đầu tư cho dự án này theo hình thức PPP.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hạ tầng “trói chân” vùng Tây Nam bộ (Kỳ 5): Mở “long mạch” cho ĐBSCL tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714313323 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714313323 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10