Hạ tầng “trói chân” vùng Tây Nam Bộ (Kỳ I): Quốc lộ như đường làng

Huỳnh Khởi 06/08/2019 11:30

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mới đây đã nhắc nhở Bộ GTVT phải thực hiện đúng cam kết về tiến độ đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh Kiên Giang vừa diễn ra vào ngày 20/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa nhắc nhở Bộ GTVT phải thực hiện đúng cam kết về tiến độ đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi vì đây là tuyến huyết mạch để vực dậy tiềm năng kinh tế vùng Tây Nam Bộ.Trong buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang mới đây lãnh đạo Bộ GTVT cho biết đang xúc tiến đẩy nhanh tiến độ cố gắng thông xe tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi vào tháng 3/2020.

p/44 năm sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng QL 80 vẫn nhỏ như đường làng.

44 năm sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng QL 80 vẫn nhỏ như đường làng.

Kỳ vọng vào PPP

Đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi có chiều dài trên 51 km (song song QL80) có tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Dự án có điểm đầu đấu nối vào đường dẫn cầu Vàm Cống, điểm cuối thuộc địa bàn H.Châu Thành (Kiên Giang). Khi tuyến đường này hoàn thành thì từ Củ Chi (TP HCM) có thể theo tuyến N2 tới cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống qua Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đi đến Hành lang ven biển phía Nam (Kiên Giang). Dự án sẽ tạo nên một tuyến đường cao tốc phía Tây ĐBSCL, kết nối tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ, đến Kiên Giang và Cà Mau, mở ra cơ hội phát triển mới cho vùng đất này.

Trao đổi với DĐDN, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật chia sẻ: Không phải thời gian qua Bộ "bỏ rơi" ĐBSCL mà do nơi đây có địa chất yếu, nhiều kênh rạch nên suất đầu tư lớn mà hiệu quả nhỏ.

   Chất lượng đường thấp, dẫn đến tính kết nối của hệ thống đường bộ Vùng Tây Nam Bộ chưa cao. 

Thứ trưởng Nguyễn Nhật cũng tỏ ra trăn trở vì nguồn vốn đầu tư cho giai đoạn tiếp theo là rất lớn nhưng khả năng ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 30%, phần còn lại phải tranh thủ vốn ODA và vốn huy động xã hội hóa. Để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn, đề nghị Chính phủ đàm phán với nhà tài trợ coi vốn ODA là nguồn Ngân sách tham gia vào các dự án PPP; Hoàn thiện khung chính sách về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) tiến tới ban hành Luật PPP nhằm tạo hành lang pháp lý để thu hút nguồn vốn đầu tư.

Nâng “chất” cho đường

Báo cáo của Bộ GTVT cách đây không lâu cũng nhìn nhận: Về mạng lưới đường bộ ĐBSCL đã cơ bản hình thành các trục dọc, trục ngang phù hợp với chiến lược, quy hoạch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Vùng. Tuy nhiên, trên một số tuyến quốc lộ kết nối như: QL60, QL53, QL54, QL91, QL63, tuyến N1, N2... chất lượng đường còn thấp, dẫn đến tính kết nối của hệ thống đường bộ Vùng Tây Nam Bộ chưa cao. Hầu hết các tuyến đường trục dọc và ngang đều chưa đạt về cường độ yêu cầu, và tiêu chuẩn đường vào cấp quy hoạch. Các đường trục, hay quốc lộ với kết cấu láng nhựa có E thấp (E - sức chịu lực của mặt đường - PV) , thậm chí nền, mặt đường và E còn thấp hơn các đường tỉnh đã đầu tư ở các tỉnh Đông Nam Bộ, miền Trung và miền Bắc. Cụ thể tỉnh Trà Vinh chỉ có 10 km đường cấp III, còn lại hầu hết là cấp IV và cấp V có mặt đường láng nhựa với E thấp và hầu hết các đường kết nối đều phải qua các trạm thu phí đường bộ theo hình thức BOT. Đường láng nhựa, E thấp đường cấp V và cấp IV là phổ biến và tập trung ở các tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang và một phần tỉnh Cà Mau.

Kỳ tới: “Nằm mơ” với đường sắt cao tốc 10 tỷ USD.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hạ tầng “trói chân” vùng Tây Nam Bộ (Kỳ I): Quốc lộ như đường làng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO