HẠ TẦNG XÃ HỘI KHU CÔNG NGHIỆP: Cần chính sách đồng bộ để xây dựng nhà ở công nhân

Diendandoanhnghiep.vn Đó là chia sẻ của PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ TNMT về vấn đề hạ tầng xã hộ khu công nghiệp trong thời gian tới.

PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ TNMT

PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ TNMT

Chia sẻ tại  Tọa đàm "Hạ tầng xã hội khu công nghiệp: Thực trạng và giải pháp" do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp (VCCI) tổ chức, PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ TNMT cho biết, tính đến năm 2020, cả nước có 381 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích quy hoạch là 114 nghìn ha, trong đó diện tích khu công nghiệp đã được giao đất và đưa vào sử dụng là 90,83 nghìn ha, chiếm 2,31% diện tích đất phi nông nghiệp, tăng 18,83 nghìn ha so với năm 2010. Hiện tại có 331 khu (04 khu chế xuất, 327 khu công nghiệp) đã đi vào hoạt động, chiếm gần 87% số khu đã thành lập; tỷ lệ lấp đầy bình quân đối với các khu đã đi vào hoạt động khoảng 75%.

Bên cạnh đó, theo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, đến năm 2030, diện tích đất khu công nghiệp sẽ có khoảng 205,79 nghìn ha, tăng 114,96 nghìn ha so với năm 2020 với 558 khu công nghiệp (kể cả 95 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế ven biển và các khu kinh tế cửa khẩu).

Đại diện Bộ TN&MT cho biết, trong bối cảnh quốc tế và trong nước đã có những sự tác động không nhỏ đến việc định hướng phát triển khu công nghiệp. Phát triển kinh tế phải song hành với ổn định chính trị, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển các khu công nghiệp trở thành vùng động lực phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm, bên cạnh định hướng thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn, song song với quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

Trong đó, một trong những vấn đề lớn cần giải quyết là hạ tầng an sinh cho công nhân khu công nghiệp, giải quyết vấn đề nhà ở cho người lao động. Tuy nhiên, việc phát triển các khu công nghiệp trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, bất cập, trong đó, về nhu cầu về nhà ở của người lao động rất lớn và bức xúc.

Theo ông Thọ, trong thời gian tới, để sử dụng hiệu quả quỹ đất khu công nghiệp, thu hút đầu tư, cần có những chính sách đồng bộ để triển khai, đáp ứng yêu cầu phát triển khu công nghiệp mới trong thời gian, mà điều này tới phụ thuộc rất lớn vào đầu tư công, đầu tư nước ngoài.

Các vấn đề cần được giải quyết như các quy định còn chồng chéo về quy định lựa chọn chủ đầu tư, khoảng cách an toàn với khu dân cư gần khu công nghiệp…

Theo đó, thứ nhất, doanh nghiệp đề nghị Chính phủ xây dựng chính sách đủ mạnh để thu hút nhà đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân. Đồng thời đề nghị Quốc hội xem xét đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; trong đó xem xét, bổ sung một gói để thực hiện chính sách nhà ở cho công nhân.

Thứ hai, đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22-5-2018 của Chính phủ về quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế theo hướng trong khu công nghiệp, khu chế xuất được bố trí nhà ở dành cho công nhân thuê; trong quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất phải bố trí đất làm nhà ở cho công nhân thuê (bảo đảm đáp ứng tối thiểu 50% số lượng công nhân có nhu cầu về nhà ở) có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chủ yếu phục vụ khu nhà ở của công nhân lao động, để việc quy hoạch quỹ đất làm nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thuận tiện, phù hợp điều kiện thực tiễn.

Toàn cảnh Tọa đàm "Hạ tầng xã hội khu công nghiệp: Thực trạng và giải pháp" do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp (VCCI) tổ chức. 

Mặt khác, cần tiến tới cân bằng trong phát triển khu công nghiệp để giảm áp lực về giao thông, đô thị, môi trường và hạ tầng xã hội; thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo hiệu quả sử dụng đất; hạn chế phát triển khu công nghiệp trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định hoặc bám sát trục đường giao thông huyết mạch.

"Xây dựng quy hoạch khu công nghiệp phải gắn đồng bộ với phát triển đô thị, dịch vụ, phân bố dân cư và nhà ở trong một phương án tổng thể, thống nhất, làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trên cơ sở lợi thế, điều kiện và khả năng thực hiện" - ông Thọ cho biết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết HẠ TẦNG XÃ HỘI KHU CÔNG NGHIỆP: Cần chính sách đồng bộ để xây dựng nhà ở công nhân tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714085594 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714085594 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10