Hải Phòng: Chậm tiến độ xây dựng nhà ở cho công nhân

Diendandoanhnghiep.vn Giai đoạn 2021 – 2025, TP Hải Phòng sẽ có khoảng 40.000 công nhân có nhu cầu về nhà ở. Nhưng việc bố trí quỹ nhà ở cho người lao động trong các khu, cụm công nghiệp tại địa phương này còn rất hạn chế.

Theo các chuyên gia, thời gian tới sẽ có sự gia tăng về tỷ lệ lấp đầy các KCN, cùng với đó nhu cầu về nhà ở dành cho công nhân cũng tăng cao. Hải Phòng hiện có 18 KCN và 26 cụm công nghiệp với khoảng 110.000 công nhân. Dự kiến con số này sẽ tăng lên 170 - 200 nghìn lao động vào những năm tiếp theo, trong đó số lao động nhập cư chiếm khoảng 40%. Nên nhu cầu về nhà ở cho công nhân đang là vấn đề được quan tâm. Sẽ có ít nhất khoảng 40.000 công nhân có nhu cầu về nhà ở vào giai đoạn 2021 – 2025.

phần lớn người lao động đang phải thuê nhà trọ chật hẹp, mỗi phòng chỉ nhỉnh hơn 10m² lại lợp bằng mái tôn, nằm sâu trong con ngõ nhỏ.

Phần lớn người lao động đang phải thuê nhà trọ chật hẹp, mỗi phòng chỉ nhỉnh hơn 10m² lại lợp bằng mái tôn, nằm sâu trong con ngõ nhỏ.

Được biết, từ nhiều năm trước TP Hải Phòng đã phê duyệt triển khai 7 dự án xây dựng nhà ở cho công nhân do doanh nghiệp đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách, với tổng diện tích hơn 20,7ha, quy mô hơn 4.555 căn hộ. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 2 dự án thành hiện thực gồm: Dự án khu nhà ở cho công nhân thuê do Công ty TNHH Đỉnh Vàng làm chủ đầu tư tại phường Hải Thành (Dương Kinh), dự án của Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí tại KCN Đình Vũ. Trong đó, dự án của Công ty Đỉnh Vàng đã xây dựng xong 9 nhà ở 2 tầng, bố trí chỗ ở cho gần 1.000 công nhân. Dự án của Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí đã hoàn thành giai đoạn 1, với tổng số 154 căn đã xây dựng xong phần thô và hiện đang bị bỏ hoang nhiều năm nay.

Còn lại, việc bố trí quỹ nhà ở cho người lao động trong các khu, cụm công nghiệp tập trung tại Hải Phòng, như: Vsip, Nomura, Tràng Duệ… còn rất hạn chế. Tại KCN Nomura quỹ đất xây dựng nhà ở cho công nhân đã có sẵn từ nhiều năm, nhưng chưa có doanh nghiệp nào muốn đầu tư xây dựng. Năm 2016, TP Hải Phòng thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng thiết chế của Công đoàn tại KCN Tràng Duệ với diện tích 4,5ha. Ngân sách thành phố sẽ bố trí 44,3 tỷ đồng để đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào của dự án. Tuy nhiên, dự án vẫn chưa được triển khai và đang đợi HĐND thành phố thông qua vào cuối năm 2020.

Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng có quyết định phân bổ kinh phí chuẩn bị đầu tư dự án với số tiền 500 triệu đồng trong năm 2020 để chuẩn bị các bước đầu tư. Nhưng, căn cứ vào Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 14/11/2020 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 655/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 về phê duyệt đề án đầu tư xây dựng thiết chế Công đoàn tại KCN, khu chế xuất, một số dự án thiết chế Công đoàn, trong đó có dự án thiết chế Công đoàn tại KCN Tràng Duệ tiếp tục được điều chỉnh. Như vậy, không biết người lao động phải đợi thêm bao nhiêu năm nữa?.

Trong khi chờ đợi được hỗ trợ mua nhà giá rẻ với hình thức trả góp, lãi suất thấp (hứa hẹn từ chính sách nhà ở xã hội cho công nhân) thì phần lớn người lao động đang phải thuê nhà trọ chật hẹp, mỗi phòng chỉ nhỉnh hơn 10m² lại lợp bằng mái tôn, nằm sâu trong con ngõ nhỏ. Các khu nhà trọ hình thành tự phát, do người dân tự xây dựng, không theo tiêu chuẩn quy định, chủ yếu là nhà cấp 4 liền tường nên môi trường sống ẩm thấp, nóng bức, thiếu ánh sáng, không khí.

Chị Phạm Thị Quỳnh (quê Thanh Hóa - công nhân Công ty Aurora Thủy Nguyên) cho biết, gia đình có 3 người gồm 2 vợ chồng và đứa con nhỏ phải ở trong căn phòng lợp phi-prô xi-măng, vỏn vẹn 12m² kê vừa đủ một chiếc giường và một bếp gas. Mùa đông còn đỡ, mùa hè thì không khác gì phòng xông hơi.

Các khu nhà trọ hình thành tự phát, do người dân tự xây dựng, không theo tiêu chuẩn quy định, chủ yếu là nhà cấp 4 liền tường nên môi trường sống ẩm thấp, nóng bức, thiếu ánh sáng, không khí.

Các khu nhà trọ hình thành tự phát, do người dân tự xây dựng, không theo tiêu chuẩn quy định, chủ yếu là nhà cấp 4 liền tường.

Cùng cảnh ngộ như chị Quỳnh, chị Vũ Thị Hương (quê Thái Bình - công nhân Công ty Reginal) cũng phải sống trong căn nhà trọ 17m2 nhiều năm nay. Cả gia đình 3 người sinh hoạt trong căn phòng chật hẹp, bí bách, phải tận dụng cả gác xép chứa đồ để ngủ, phải gửi con về quê cho ông bà chăm sóc.

“Ấy vậy mà mỗi tháng cả tiền nhà, điện nước sinh hoạt ngót nghét 2 triệu đồng, thêm tiền ăn, tiền học của con, chi tiêu tiết kiệm mỗi tháng để dành được 1-2 triệu đồng. Giờ tôi chỉ mong “thoát” cảnh nhà trọ, được hỗ trợ mua căn nhà giá rẻ với hình thức trả góp, lãi suất thấp để ổn định cuộc sống” - chị Hương chia sẻ.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 8, HĐND TP Hải Phòng khóa XV, nhiệm kỳ 2016-2021,trong chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2020 - 2030, TP Hải Phòng dự kiến sẽ quy hoạch khoảng 20% diện tích đất trong các KCN để xây dựng nhà ở xã hội phục vụ công nhân. Đến năm 2020, thành phố sẽ xây dựng 154 căn nhà cho công nhân lao động. Thế nhưng… không một căn nhà cho công nhân lao động nào được xây dựng năm 2020.

Mong muốn có nhà ở của rất đông công nhân là nhu cầu bức thiết. Việc đáp ứng về nhà ở cho công nhân trong những năm qua của Hải Phòng chưa theo kịp sự phát triển chung của thành phố cũng như sự phát triển về số lượng của công nhân. Do đó, ngành Xây dựng  cần có cơ chế, biệp pháp để huy động, thu hút chính các nhà đầu tư trong các KCN cùng tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân, thì mới mong đáp ứng được nhu cầu của người lao động.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hải Phòng: Chậm tiến độ xây dựng nhà ở cho công nhân tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713608787 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713608787 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10