Halico tiếp tục "chếnh choáng"

Diendandoanhnghiep.vn CTCP Cồn rượu Hà Nội (Halico) vừa tiếp tục báo thêm một quý kinh doanh thua lỗ, giá trị gần 14 tỷ đồng. 

Nguyên nhân chính 'nhấn chìm' lợi nhuận Halico là doanh thu

Nguyên nhân chính "nhấn chìm" lợi nhuận Halico là doanh thu "rơi tự do".

Trong quý I/2019, CTCP Cồn rượu Hà Nội (Halico) đạt doanh thu thuần 50 tỷ đồng, tăng trưởng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, các khoản chiết khấu bán hàng tăng đột biến lên gần 6,6 tỉ đồng, quý I cũng chính là mùa cao điểm tiêu thụ rượu - bia do diễn ra Tết Nguyên Đán cổ truyền.

Lỗ lũy kế hơn 352 tỷ đồng

Trừ các loại chi phí, Halico tiếp tục báo lỗ 13,6 tỷ đồng, điều này nâng tổng số lỗ lũy kế tính đến hết quý là hơn 352 tỷ đồng. Tổng tài sản của công ty còn hơn 490 tỷ đồng gồm tài sản cố định 191 tỷ đồng, giá trị hàng tồn kho 136 tỷ đồng và các khoản tiền mặt, tiền gửi 96 tỷ đồng.

Nợ phải trả của Halico là không đáng kể, trong khi công ty có “túi tiền” mang tên quỹ đầu tư phát triển giá trị hơn 613 tỷ đồng. Halico là công ty sản xuất rượu truyền thống của Hà Nội có lịch sử hoạt động 121 năm, chủ sở hữu của thương hiệu nổi tiếng Vodka Hà Nội. Công ty hiện có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn nhất là Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) nắm 54,29% vốn; cổ đông Streecar Investment Holding nắm 45,57%; còn lại là cổ đông khác.

Công ty cổ phần Cồn rượu Hà Nội – Halico từng là một thế lực lớn trong thị trường đồ uống có cồn ở Việt Nam. Tiền thân của Halico là Nhà máy rượu Hà Nội do hãng rượu Fontaine của Pháp xây dựng từ năm 1898. Halico từng là nhà máy lớn nhất trong 5 cơ sở được xây dựng ở khu vực Đông Dương ở thời điểm đó.

Với lợi thế là người đi đầu, lại phát triển mảng cồn, rượu – thế mạnh của người Pháp nên Halico nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường phân khúc bình dân. Các nhãn hiệu nổi tiếng nhất của Halico có thể kể đến như Vodka Hà Nội, Vodka 94 Lò Đúc, Ba Kích Sealion, Lúa mới, Nếp mới… Trong đó, Vodka Hà Nội là cái tên nổi bật nhất. Thế nhưng, kỳ lạ ở chỗ, dù được cả nước biết đến với hàng loạt sản phẩm đình đám nhưng phong độ của Halico lại khá thất thường. Công ty hoạt động không ổn định khi doanh thu, lợi nhuận trồi sụt bất thường.

Trong những năm đầu 2010, lợi nhuận sau thuế của Halico không có xu hướng rõ nét. Chỉ tiêu này của ông lớn ngành cồn rượu thăng trầm và lần lượt đạt 220 tỷ đồng, 129 tỷ đồng, 116, 205 tỷ đồng trong giai đoạn từ 2009 đến 2012.

Nhận được “ưu ái” của “đại gia”

Dù “phong độ” không ổn định nhưng do thị phần của Halico lớn nên Halico vẫn nhận được sự quan tâm lớn từ đại gia ngoại. Đó là Tập đoàn Diageo, công ty rượu lớn nhất thế giới. Trong năm 2011, Tập đoàn đến từ Anh quốc đã rút hầu bao tới 800 tỷ đồng để mua 18,67% cổ phần của Halico.

Điều đáng nói, ở thời điểm đó thị trường chứng khoán Việt Nam đang rung lắc mạnh, cho thấy khát khao sở hữu Halico của Diageo lớn tới nhường nào. Khát khao này được khẳng định hơn khi trong năm 2012, Diageo tăng sở hữu lên 45,5% và trở thành cổ đông lớn số 2 tại đây. Ước tính, Diageo phải bỏ ra trên 1.900 tỷ đồng vào thương vụ này. Theo mức giá Diageo đưa ra, Halico được định giá khoảng 4.300 tỷ đồng.

Thời điểm đó, các chuyên gia ngành cồn rượu khá ồn ào với câu chuyện Halico bị thâu tóm. Nhiều người tỏ ra tiếc cho một thương hiệu Việt không may rơi vào tay đại gia ngoại. Diageo khao khát Halico là điều không thể phủ nhận. Nhưng lý do Tập đoàn hàng đầu thế giới này “lao đầu” vào Halico lại là điều khó hiểu vì trong nhiều năm liên tiếp, kết quả kinh doanh trồi sụt của Halico đã báo động cho nhà đầu tư về một doanh nghiệp có vấn đề.

Trong năm 2013, ngay sau khi Diageo tăng mạnh tỷ lệ sở hữu tại Halico, Halico thực hiện một “cú rơi” lợi nhuận vô cùng sốc. Lợi nhuận sau thuế năm 2013 của Halico chỉ đạt 30 tỷ đồng, giảm 175 tỷ đồng, tương ứng 85,4% so với năm 2012.

Nguyên nhân chính "nhấn chìm" lợi nhuận Halico là doanh thu "rơi tự do". Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm một cách khó hiểu từ 1.051 tỷ đồng xuống 640 tỷ đồng. Thực ra, trong vài năm trước đó, doanh thu của Halico đã báo hiệu nhiều vấn đề. Vấn đề đó càng lớn khi Diageo thâu tóm thành công Halico dù Diageo chưa phải là cổ đông lớn nhất tại công ty này. Halico nhanh chóng đánh mất thị phần vào tay rượu ngoại. Nhiều nhãn hiệu của công ty biến mất khó hiểu.

Năm 2014, doanh thu Halico chỉ đạt 397 tỷ đồng và công ty dần quen với các khoản thua lỗ khủng. Tới năm 2017, công ty tiếp tục chứng kiến các chỉ tiêu kinh doanh lao dốc. Doanh thu thuần năm 2017 giảm từ 271 tỷ đồng xuống 126 tỷ đồng. Bi đát hơn cả là lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế 2017 là âm 84,5 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2017, Công ty gánh chịu khoản lỗ lũy kế gần 255 tỷ đồng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Halico tiếp tục "chếnh choáng" tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714889506 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714889506 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10