Gần tới hạn chót lần thứ hai vào ngày 12/4, hàng loạt các doanh nghiệp lớn đang có hoạt động tại Vương quốc Anh đã tuyên bố "chia tay" với một trong những thị trường lớn nhất của họ
Nhật Bản đã từng kêu gọi Vương quốc Anh đàm phán thỏa thuận "ly hôn" với EU nhanh chóng và minh bạch để bảo vệ doanh nghiệp của mình. "Sự không chắc chắn sẽ gây ra biến động thị trường và làm giảm thương mại và đầu tư. Nếu Vương quốc Anh không đảm bảo một thỏa thuận Brexit bảo vệ thương mại, các công ty của Nhật Bản có thể rời khỏi đất nước này", một quan chức Nhật Bản cảnh báo.
Điều mà các doanh nghiệp đang hoạt động tại Anh không mong muốn nhất là họ không thể nhận ra Brexit đang diễn ra đến đâu mà chỉ nắm được toàn bộ bức tranh vào phút cuối.
Có thể bạn quan tâm
05:01, 07/04/2019
11:15, 01/04/2019
11:00, 01/04/2019
05:00, 31/03/2019
Chỉ còn ít ngày nữa là đến thời điểm hạn chót thứ hai EU dành cho Vương quốc Anh và sự thất vọng bây giờ đang "nóng" lên trong giới doanh nghiệp. Trong đó, những nhà lãnh đạo các tập đoàn lớn đã đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng nhất về Brexit.
Một giám đốc điều hành hàng đầu của Siemens (SIEGY) cho biết rằng sự hỗn loạn đối với Brexit đang phá hủy danh tiếng của Vương quốc Anh và biến đất nước này thành một "trò cười". Juergen Maier, CEO của Siemens UK nói, "Tất cả chúng ta đều hết kiên nhẫn. Tôi đang cảm thấy khó khăn khi đưa ra những quyết định đầu tư khi điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến công việc và khả năng cạnh tranh của Vương quốc Anh trong bối cảnh hiện nay".
Hiện nay, Siemens UK sử dụng 15.000 lao động tại Anh và tạo ra doanh thu hàng năm đạt khoảng 5 tỷ bảng Anh (6,6 tỷ USD).
CEO Michael Corbat cho biết rằng CitiGroup sẽ buộc phải chuyển tài sản và hoạt động kinh doanh ra khỏi London nếu các ngân hàng ở Anh bị hạn chế giao dịch ở châu Âu. Bên cạnh đó, các công ty dịch vụ tài chính khác cũng đã công bố kế hoạch chuyển tài sản trị giá 1 nghìn tỷ bảng Anh (1,3 nghìn tỷ USD) sang Liên minh châu Âu.
Tom Enders, Giám đốc điều hành của hãng sản xuất máy bay châu Âu Airbus (EADSF), cho biết rằng việc Anh tách ra khỏi Liên minh châu Âu sẽ khiến Airbus chuyển hướng đầu tư trong tương lai khỏi Anh.
"Khu vực hàng không vũ trụ của Vương quốc Anh hiện đang đứng trước một ranh giới. Nếu kết quả cuối cùng là một Brexit không có thỏa thuận, Airbus sẽ phải đưa ra quyết định rất có hại cho Vương quốc Anh", ông cảnh báo.
Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh đã gia nhập cùng với KFC (YUM), Pret a Manger và các siêu thị ở Anh để tuyên bố về việc Brexit sẽ dẫn đến sự gián đoạn đáng kể đối với chuỗi cung ứng của họ. Các công ty này đã cho biết họ sẽ không thể duy trì sự lựa chọn, chất lượng và độ bền của thực phẩm nếu Anh rời khỏi khối mà không có thỏa thuận để bảo vệ quan hệ thương mại với châu Âu.
"Mặc dù chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp về các kế hoạch dự phòng, nhưng không thể giảm thiểu tất cả các rủi ro cho chuỗi cung ứng", McDonald (MCD) và các công ty khác cho biết.
Công ty công nghệ Nhật Bản Sony (SNE) vừa tuyên bố rằng họ sẽ đăng ký kinh doanh tại châu Âu, cụ thể là thành phố Amsterdam, Hà Lan và chuyển cơ sở pháp lý ra khỏi London do sự không chắc chắn xung quanh Brexit. Công ty này cũng cho biết thêm, họ lo lắng về những hạn chế tiềm tàng đối với dòng người và hàng hóa giữa Anh và các quốc gia khác trong khối EU
Người phát ngôn của Sony cho biết, tốt nhất các doanh nghiệp nên chuẩn bị cho trường hợp không đạt được thỏa thuận nào. Động thái của Sony đã đi theo quyết định tương tự của Panasonic (PCRFY) của Nhật Bản vào tháng 10/2018 trong việc chuyển cơ sở từ Vương quốc Anh sang Hà Lan.
Nhà sản xuất ô tô Mỹ Ford (F) đã cảnh báo về một Brexit vô trật tự sẽ tiêu tốn 800 triệu USD vào năm 2019. Điều đó phản ánh chi phí thuế quan mới và một dấu hiệu rằng đồng bảng Anh sẽ giảm giá trị.
Chủ tịch Ford châu Âu, Steven Armstrong cho biết rằng các doanh nghiệp sẽ phải có một tầm nhìn dài hơn, cứng rắn hơn về các hoạt động ở Vương quốc Anh nếu không có thỏa thuận nào về Brexit. "Chúng tôi sẽ phải thực hiện tất cả những gì cần thiết để bảo vệ phần còn lại của doanh nghiệp". Mặc dù Ford không còn sản xuất ô tô ở Anh nhưng họ vận hành hai nhà máy động cơ lớn và quốc gia này là thị trường lớn thứ ba trên toàn thế giới.
Nhà sản xuất ô tô Đức BMW nhận định, không chỉ riêng BMW, các nhà sản xuất ô tô tại nước Anh vốn dựa vào chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp đã lo lắng rằng Brexit không thỏa thuận sẽ dẫn đến các rào cản thương mại mới và sự chậm trễ trong việc vận chuyển hàng hóa tại biên giới. Tương lai của ngành công nghiệp ô tô đang bị đe dọa.
Tập đoàn kỹ thuật Đức (SCFLF), nơi cung cấp cho các nhà sản xuất ô tô cũng như ngành hàng không vũ trụ, đã tuyên bố rằng họ sẽ đóng cửa hai nhà máy ở Vương quốc Anh. Doanh nghiệp này nhấn mạnh sự không chắc chắn đối với Brexit là yếu tố chính trong quyết định đóng cửa nhà máy ở Llanelli, Wales và Plymouth, phía tây nam nước Anh.
Nước Anh ngày một lún sâu trong khó khăn khi Brexit lâm vào cùng quẫn, số phận chính trị của bà May và Đảng Bảo thủ xem ra đã đến hồi kết thúc?