Về dài hạn, Việt Nam chịu nhiều thiệt hại nhiều hơn là được hưởng những lợi ích từ cuộc chiến thương chiến Mỹ- Trung.
Do thỏa thuận thương mại Mỹ- Trung giai đoạn 1 không giải quyết được những vấn đề cốt lõi của xung đột giữa 2 nước này, nên Việt Nam cần nhìn vào tổng thể và dài hạn, chứ không nên hy vọng nhiều vào kiểu thỏa thuận này.
Sàng lọc dự án FDI
Dù Mỹ và Trung Quốc nhiều khả năng đạt được thỏa thuận giai đoạn 1, nhưng khó chấm dứt chiến tranh thương mại. Do đó, dòng vốn từ Trung Quốc “tránh bão” sẽ tiếp tục tìm đến các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Với dòng FDI không phải của Trung Quốc, Việt Nam được hưởng lợi từ dòng vốn này. Tuy nhiên, với FDI của Trung Quốc có đem lại ích lợi hay không còn tùy thuộc vào từng dự án.
Trên thực tế, dòng vốn FDI Trung Quốc chủ yếu vẫn là các dự án có quy mô nhỏ từ 1-10 triệu USD, sử dụng công nghệ thấp, chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phổ thông, không đem lại nhiều giá trị gia tăng, thậm chí tạo thêm sức ép với hàng nội địa.
Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là cần sàng lọc những loại FDI có lợi và không có lợi để có chính sách hợp lý hơn trong việc tiếp nhận FDI. Theo đó, cần sớm có chiến lược thu hút FDI, cụ thể hóa định hướng của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 50/NQ-TW ngày 20/8/2019; tăng cường công tác thanh, kiểm tra các dự án FDI nhằm loại bỏ các dự án FDI có công nghệ lạc hậu, núp bóng để chuyển giá, lách thuế, gian lận xuất xứ…
Có thể bạn quan tâm
16:06, 07/11/2019
11:11, 07/11/2019
11:00, 02/11/2019
07:12, 30/10/2019
11:00, 17/10/2019
06:10, 16/10/2019
12:30, 12/10/2019
Điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn
Việt Nam có thể tiếp tục được hưởng lợi từ việc có thêm cơ hội bán hàng sang Mỹ. Tuy nhiên, nếu Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại thì chắc chắn hàng hóa Trung Quốc sẽ phải nâng lên theo chuẩn Mỹ khi nhập khẩu vào quốc gia này. Điều này sẽ bất lợi cho hàng hóa Việt Nam. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa để cạnh tranh với hàng Trung Quốc tại thị trường Mỹ.
Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc vẫn đang giảm tốc. Theo đó, cầu từ thị trường Trung Quốc đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam đang có dấu hiệu giảm. Đáng lo ngại hàng nông sản là mặt hàng xuất quan trọng liên quan đến đời sống của hàng triệu nông dân cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Nếu Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, thì nhiều khả năng hàng hóa Trung Quốc cũng phải nâng theo chuẩn Mỹ, gây bất lợi cho hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Trong thỏa thuận thương mại Mỹ- Trung giai đoạn 1, hai bên chưa đề cập đến việc giải quyết vấn đề thao túng tiền tệ của Trung Quốc. Do đó, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục phá giá đồng NDT để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu. Cầu nội địa ở Trung Quốc đang suy yếu, trong khi giá lại đắt lên, sẽ làm suy giảm xuất khẩu của hàng Việt Nam. Chẳng hạn, theo VASEP, các nhà nhập khẩu Trung Quốc đang có xu hướng lựa chọn tôm Ấn Độ giá rẻ, thay vì tôm Việt Nam là một minh chứng cho thực tế nói trên.
Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với cơ cấu hàng hóa khá tương đồng, trong khi nước này lại là người đi trước. Sự thay đổi trong tỷ giá như vậy chắc chắn sẽ tác động tiêu cực không nhỏ đến vị thế thương mại của Việt Nam với Trung Quốc và sức cạnh tranh của hàng Việt với Trung Quốc ở nước thứ ba. Do đó, chính sách tỷ giá của Việt Nam cần có mức gia trọng lớn hơn vào đồng Nhân dân tệ (CNY) trong rổ tính tỷ giá của mình. Theo đó, Việt Nam cần xem xét điều chỉnh thêm tỷ giá, vì mức điều chỉnh tỷ giá của Việt Nam so với mức mất giá của CNY vẫn còn quá ít để giảm thiệt hại.