HDI toan tính gì tại PVI?

Diendandoanhnghiep.vn Một trong những động thái đầu tiên của HDI Global SE (HDI) tại Công ty cổ phần PVI (PVI) sau khi giữ quyền quản trị là thông qua quyết nghị bán toà nhà PVI.

Theo Nghị quyết họp Hội đồng quản trị số 37/NQ-PVI ngày 16/6/2020, HĐQT PVI đã quyết nghị chọn Công ty Savills Việt Nam là đơn vị định giá Toà nhà PVI (số 1 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội) với mục đích làm căn cứ quyết định giá khởi điểm để bán đấu giá công khai tài sản.

Cổ đông lớn đóng góp nhỏ

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 3137/BXD- QLN trả lời văn bản của PVI về việc xin hướng dẫn áp dụng luật khi bán tài sản là công trình xây dựng trên đất thuê. Theo đó, PVI là doanh nghiệp có cổ đông nước ngoài chiếm 53% và cổ đông nhà nước là PVN chiếm 35%, có chức năng kinh doanh bất động sản. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và pháp luật có liên quan thì việc bán toà nhà này không thuộc quy định của Luật Kinh doanh bất động sản mà thuộc quy định bán tài sản cố định của doanh nghiệp. Hiện tại, PVI là doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước và vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, việc bán toà nhà này phải thực hiện, tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và quyền của doanh nghiệp đối với tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Toà nhà PVI tại số 1 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội có vị trí đắc địa giá trị hàng nghìn tỷ đồng

Toà nhà PVI tại số 1 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội nằm ở vị trí đắc địa, có giá trị hàng nghìn tỷ đồng.

Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bán toà nhà PVI.

Trước đó, 04 thành viên thành viên HĐQT với vai trò là người đại diện phần vốn của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) tại PVI đã biểu quyết không tán thành chủ trương bán toà nhà trong cuộc họp HĐQT ngày 1/4/2020.

PVI tiền thân là Công ty Bảo hiểm Dầu khí được thành lập năm 1996 có chức năng quản lý rủi ro cho tài sản và hoạt động kinh doanh của PVN.

Năm 2006, PVI thực hiện phát hành cổ phần lần đầu và niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội năm 2007 với mã chứng khoán PVI. Tháng 8/2011, PVI thực hiện tái cấu trúc theo mô hình công ty mẹ- công ty con. Trong đó, công ty mẹ PVI Holdings thực hiện chức năng: quản trị vốn, đầu tư, chiến lược- kế hoạch, tổ chức nhân sự, thương hiệu và công nghệ thông tin; các đơn vị thành viên thực hiện chức năng kinh doanh trong 4 lĩnh vực cốt lõi, trong đó hoạt động kinh doanh bảo hiểm là lĩnh vực kinh doanh chính. Đồng thời với việc chuyển đổi mô hình hoạt động, PVI đã thực hiện các đợt tăng vốn điều lệ thông qua phát hành riêng lẻ cho các cổ đông chiến lược. Cụ thể: năm 2010, PVI tăng vốn điều lệ từ 1.035 tỷ đồng lên 1.597 tỷ đồng thông qua phát hành riêng lẻ cho Funderburk Lighthouse Limited (thuộc quỹ đầu tư của Chính phủ Oman); năm 2011, PVI tăng vốn điều lệ lên 2.129 tỷ đồng thông qua phát hành riêng lẻ cho HDI Gerling Industrie Versicherung AG (nay là HDI) thuộc Tập đoàn Talanx (CHLB Đức); năm 2012, PVI tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 2.342 tỷ đồng thông qua việc chào bán riêng lẻ cho cổ đông hiện hữu HDI. Từ năm 2012 đến nay, vốn điều lệ PVI giữ nguyên là 2.342 tỷ đồng.

Trên thực tế, kể từ khi trở thành đối tác chiến lược của PVI năm 2011 và đến thời điểm hiện tại, HDI dù là cổ đông lớn nhất nhưng ngoài việc giúp PVI tăng năng lực tài chính thì HDI chưa có hỗ trợ nhiều cho PVI về quản trị doanh nghiệp, quan hệ khách hàng, thị trường và doanh thu trong hoạt động bảo hiểm là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của PVI.

Trong văn bản số 266/PVI- VPHĐQT ngày 13/4/2018 của PVI gửi PVN ghi rõ: Thành công của PVI các năm qua với hiệu quả kinh doanh và tỉ lệ chi trả cổ tức cao chủ yếu do có sự ủng hộ và chỉ đạo của PVN và nỗ lực của PVI trong việc phát huy lợi thế là thành viên của Tập đoàn PVN để phát triển ra các thị trường trong và ngoài nước.

Đến trước Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2019, với tỷ lệ sở hữu 35% vốn điều lệ, Tập đoàn PVN vẫn giữ quyền quản trị trong HĐQT PVI. Kết thúc năm 2019, PVI đạt tổng doanh thu hợp nhất 11.089 tỷ đồng, hoàn thành 102% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế 874 tỷ đồng, hoàn thành 113% kế hoạch năm; nộp ngân sách Nhà nước 810 tỷ đồng, hoàn thành 124% kế hoạch. PVI trình ĐHĐCĐ tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2019 là 22,5%, cao hơn mức đã cam kết với ĐHĐCĐ.

Theo báo cáo chính thức của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm - IAV (Bộ Tài chính), PVI đứng thứ 2 thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của PVI đạt trên 22.000 tỷ đồng.

Bài học đắt giá

Theo lộ trình thoái toàn bộ vốn của Tập đoàn PVN tại PVI, ngày 11/8/2017, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 1182/TTg- ĐMDN về việc phê duyệt danh mục doanh nghiệp thuộc Tập đoàn PVN thực hiện sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn giai đoạn 2017- 2020, trong đó PVN sẽ thực hiện thoái vốn toàn bộ tại PVI trong năm 2018.

Ngày 25/10/2017, PVI đã có công văn số 693/PVI- CLTT báo cáo PVN về phương án thoái vốn của PVN tại PVI. Ngày 11/12/2017, PVN có công văn số 7842/DKVN- TC báo cáo Bộ Công Thương về việc thoái vốn của PVN tại PVI. Ngày 6/2/2018, Bộ Công Thương có văn bản số 1151/BCT-TC đề nghị PVN xây dựng phương án và lộ trình thoái vốn của PVN tại PVI và hoàn thành việc thoái vốn theo kế hoạch đã được phê duyệt.

PVI đã triển khai thực hiện công tác thoái vốn của PVN tại PVI theo đúng chỉ đạo.

Để đảm bảo việc thoái vốn thành công thì việc nắm quyền chỉ đạo của PVN thông qua người đại diện phần vốn tại PVI trong công tác quản trị doanh nghiệp tại HĐQT là yếu tố sống còn. Vấn đề này đã nhiều lần được người đại diện vốn tai PVI báo cáo lên PVN.

Tuy nhiên, tính đến ngày 31/01/2019, HDI đã sở hữu tổng cộng 126.297.216 cổ phiếu PVI (sở hữu 83.711.071 cổ phiếu PVI; sở hữu 15.468.250 cổ phiếu PVI thông qua Sunway; sở hữu 27.117.895 cổ phiếu PVI thông qua Funderburk Lighthouse Ltd), chiếm 54,65% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Công ty cổ phần PVI, vi phạm tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/06/2015 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP.

Với việc HDI đã chiếm 54,65% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết và nắm giữ quyền quản trị trong HĐQT PVI, lộ trình thoái hết 35% vốn PVN tại PVI dự báo là sẽ rất gian nan cũng như khó đảm bảo mục tiêu thu được lợi ích cao nhất cho nhà nước.

Nhìn rộng hơn, thực trạng tại PVI là bài học đắt giá trong bối cảnh Chính phủ đang yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đặc biệt, PVI lại là một trong số không nhiều doanh nghiệp có vốn nhà nước luôn duy trì tốc độ tăng trưởng tốt, hiệu quả kinh doanh cao.

Nó cũng đặt ra những yêu cầu về công tác tổ chức thực hiện thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp sát sao hơn, đảm bảo theo tiến độ và tính toán tỷ lệ phù hợp, tránh bị dồn vào thế khó cũng như trách nhiệm của người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đồng thời, đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong hoạt động giám sát chặt chẽ, kịp thời xử lý các sai phạm nếu có trong quá trình thoái vốn. Qua đó, đảm bảo quá trình thoái vốn nhà nước phải được thực hiện trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch và thu được lợi ích cao nhất cho nhà nước.

 Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết HDI toan tính gì tại PVI? tại chuyên mục Hồ sơ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713594999 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713594999 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10