Việc đồng nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc giảm mạnh không chỉ tiềm ẩn những rủi ro đối với quốc gia này, mà đối với cả các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Tính từ đầu quý II/2018 đến nay, CNY đã giảm giá hơn 10% so với USD, mức biến động mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Nguy cơ phản tác dụng
Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận phá giá CNY, nhưng việc CNY giảm giá đã và đang khuyến khích xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc và phần nào bù đắp cho tác động tiêu cực từ biện pháp thuế quan của chính quyền Trump.
Có thể bạn quan tâm
11:01, 30/07/2018
06:30, 27/07/2018
22:45, 14/07/2018
06:40, 04/02/2018
05:59, 09/04/2017
13:14, 09/03/2017
12:57, 02/03/2017
Tuy nhiên, sự suy yếu lớn của CNY cũng có thể làm tổn thương Trung Quốc do dòng vốn tháo chạy khỏi quốc gia này. Các doanh nghiệp và cá nhân ở Trung Quốc đã và đang bán tháo CNY và mua các loại tiền tệ khác để bảo vệ tài sản của họ.
Ông Bo Zhuang, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc của Tập đoàn TS Lombard cho rằng Bắc Kinh có thể đang sử dụng chiến thuật giảm giá CNY để gửi đi một tín hiệu đến Washington, nhưng sự phá giá quá mạnh có thể phản tác dụng đối với Trung Quốc.
"Bất kỳ lợi ích nào từ phá giá mạnh đồng CNY cũng có thể bù đắp lại bằng hệ lụy tiêu cực: dòng vốn tháo chạy, thanh khoản giảm mạnh, gia tăng căng thẳng tín dụng...", ông Bo Zhuang cảnh báo.
Việt Nam không vội vàng
PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên Học viện Tài chính, cho rằng, Trung Quốc không phá giá CNY, mà đồng tiền này hoàn toàn tuân theo quy luật thị trường. Bên cạnh CNY, thì USD cũng đang có những biến động bất thường do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại. Do đó, nếu vội vàng hạ giá VND sẽ là sai thời điểm.
"Các doanh nghiệp nội địa chủ yếu giao dịch thương mại bằng USD. Do vậy, nếu chỉ tính toán để đối phó với CNY mà bỏ qua USD sẽ gây thiệt hại không nhỏ đến các doanh nghiệp", ông Thịnh nhấn mạnh.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, không nên hạ giá VND, mà chính phủ nên quan tâm hơn đến việc kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc, đặc biệt là kiểm soát hàng lậu, hàng gắn mác giả khi hiện nay, nhiều nhãn hàng uy tín đã gắn mác "Made in Việt Nam" lên đồ Trung Quốc.