Hệ văn hóa tết

PGS.TS BÙI HOÀI SƠN - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội 05/02/2024 12:00

Tết cổ truyền có một vị trí hết sức quan trọng trong tinh thần của người Việt, trong lối sống, suy nghĩ của mỗi người dân Việt Nam.

>>[CẢM XÚC XUÂN] Canh giữ biển trời tô thắm mùa xuân đất nước

Khi thực hành Tết cổ truyền là chúng ta thực hành văn hóa truyền thống, việc thực hành đó trong từng hành động, từng câu chuyện như mâm ngũ quả, tối 30, Tết giao thừa, sáng mùng 1 hay việc đi chùa, … Trong không gian và thời gian hết sức đặc biệt đó chính là cách mà mỗi người duy trì và phát huy những giá trị truyền thống trong xã hội hiện nay.

Điều này càng đặc biệt hơn trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ở đó mỗi quốc gia nếu không thực hành, không tôn vinh những giá trị văn hóa của mình thì rất dễ bị hòa tan, trở thành bản sao mờ của các nền văn hóa khác.

Giá trị của ngày Tết

Khi chúng ta thực hành văn hóa truyền thống, thực hành các lễ tết, đặc biệt là Tết cổ truyền sẽ đồng thời nâng cao thêm tình yêu nước, sự gắn bó với cộng đồng, với gia đình và giúp chúng ta có một nhận thức tốt hơn về văn hóa gia đình, văn hóa của đất nước, từ đó có thêm niềm tự hào và sự tự tin để bước ra với thế giới từ chính những giá trị của đất nước mình. Đó là những điều vô cùng quan trọng để thực hành những giá trị của Tết, gìn giữ và lưu truyền những giá trị của Tết cho các thế hệ tiếp theo để từ đó gìn giữ văn hóa đất nước cũng như gìn giữ chủ quyền quốc gia về văn hóa.

Đó là những yếu tố vô cùng thiêng liêng đối với mỗi cá nhân và của cả dân tộc.

Tết là một di sản văn hóa vô cùng quý giá của đất nước vì ở Tết sẽ thấy được rất nhiều giá trị, những thực hành liên quan đến những giá trị thiêng liêng, những gì kết tinh của tâm hồn, của những kí ức, những giá trị cao đẹp nhất mà chúng ta mong muốn.

Chúng ta cần phải nâng niu và giữ gìn, phải coi đó là một giá trị, một di sản để ứng xử một cách tinh tế, một cách phù hợp và trân trọng những giá trị đó. Khi ứng xử một cách trân trọng những giá trị của văn hóa Tết, muốn lưu giữ, muốn phát huy những giá trị đó thì cũng là lúc mà những giá trị đó có tác dụng rất lớn đối với tinh thần của mỗi người, chúng ta có niềm tin vào không chỉ quá khứ mà cả hiện tại và tương lai.

Niềm tin trong bất kì một xã hội nào cũng đều vô cùng quan trọng, chúng ta thấy điều này trong rất nhiều nghi lễ của ngày Tết, không chỉ là tri ân tổ tiên, nhớ về những giá trị của cộng đồng, của gia đình thông qua các nghi lễ mà còn luôn đặt niềm tin rất lớn rằng những giá trị đó giúp cho chúng ta có được một hành trang, tạo một niềm tin, một sức mạnh để bước tiếp, để đạt được những thành tựu trong những năm sắp tới, trong những thời khắc sắp tới. Những điều này nằm trong mong ước của mỗi người, điều này thực sự rất quan trọng.

Như vậy chúng ta đánh giá cao những giá trị của ngày Tết đối với tinh thần của mỗi người và của cả cộng đồng. Thực sự thời điểm này, văn hóa Tết đã là nền tảng tinh thần cho mỗi người, là điểm tựa tinh thần cho cả cộng đồng và giúp chúng ta điều tiết những hành động của mình, định hướng hành vi đạo đức, thể hiện trách nhiệm đạo đức của mình với gia đình, với cộng đồng và với xã hội.

 Thực hành văn hóa truyền thống, đặc biệt là Tết cổ truyền sẽ nâng cao thêm tình yêu nước, sự gắn bó với gia đình, cộng đồng.p/Ảnh: Phạm Quang Vinh

Thực hành văn hóa truyền thống, đặc biệt là Tết cổ truyền sẽ nâng cao thêm tình yêu nước, sự gắn bó với gia đình, cộng đồng. Ảnh: Phạm Quang Vinh

>>[CẢM XÚC XUÂN] Tết của người giữ rừng

Sức mạnh tinh thần

Trong bối cảnh ngày nay, có rất nhiều thách thức khi mà nhiều người có những ý tưởng khác, những suy nghĩ khác cho rằng Tết là không cần thiết, Tết là tốn kém hay phiền phức,… nhưng khi chúng ta cần biết rằng Tết thực sự có ý nghĩa, thực sự có giá trị đối với mỗi cá nhân, với gia đình và xã hội, lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta nhìn thấy. Đó là câu chuyện của tinh thần, của tâm linh, của những giá trị không chỉ là sự tiếc nuối của quá khứ đối với hiện tại mà còn giúp cho tương lai của chúng ta tốt hơn nữa. Đó là lúc mà chúng ta sẽ chăm lo nhiều hơn cho Tết, chúng ta sẽ lấy những tinh thần, những giá trị Tết để lan tỏa, để lưu truyền cho các thế hệ tiếp theo.

Thứ hai, chúng ta cũng cần phải thực hành Tết theo đúng những giá trị của Tết truyền thống. Tất nhiên mỗi người vẫn có những khoảng không gian nhất định, có những điều kiện nhất định để tiếp thu văn hóa thế giới, làm giàu hơn bản sắc Tết của mình, nhưng tinh thần của Tết phải là những yếu tố mà chúng ta cần phải giữ. Những tinh thần như hướng về tổ tiên, tạo ra đoàn kết, tạo ra niềm tin hay tạo ra những sức mạnh tinh thần từ những giá trị của ngày Tết phải là những giá trị cần được gìn giữ và phát huy hơn nữa trong thời gian tới.

Theo tôi, cần có sự tham gia, chung tay góp sức của tất cả các bên liên quan, việc làm cho Tết trở nên có ý nghĩa và có vai trò lớn hơn không chỉ là công việc của nhà nước, của các đoàn thể hay các gia đình mà còn phải là công việc của các tổ chức như các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thanh niên, hội phụ nữ,… để chăm lo cho Tết là một hành động thiêng liêng, một nghĩa vụ đạo đức cao cả được thực hành một cách trân trọng trong toàn xã hội.

Có thể bạn quan tâm

  • [CẢM XÚC XUÂN] Sau Tết, hàng nghìn người đổ về các điểm du lịch, tâm linh

    10:47, 29/01/2023

  • [CẢM XÚC XUÂN] Canh giữ biển trời tô thắm mùa xuân đất nước

    15:11, 26/01/2023

  • [CẢM XÚC XUÂN] Du Xuân đảo Dáu

    15:00, 26/01/2023

  • [CẢM XÚC XUÂN] Trận đòn ngày Tết và giấc mơ sổ xố của mẹ

    11:00, 26/01/2023

  • [CẢM XÚC XUÂN] Xuân ở ngôi làng trên đỉnh núi Pờ Yầu

    06:00, 26/01/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hệ văn hóa tết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO