Hi hữu Sông Hồng

Diendandoanhnghiep.vn Trong khi rất nhiều Tập đoàn, TCty Nhà nước lừng khừng thoái vốn, thì mới đây, Tổng công ty sông Hồng đã gửi đơn kêu cứu lên Thủ tướng Chính phủ xin bán vốn ngay trong năm 2019.

Vì sao lại có trường hợp “hi hữu” này? 

Tổng công ty Sông Hồng (MCK: SHG) là một trong những đơn vị thành viên đầu tiên của Bộ Xây dựng, được thành lập vào tháng 8/1958 với tên gọi Công ty Kiến trúc Việt Trì, chuyên hoạt động thi công xây dựng, đã thực hiện nhiều công trình dự án lớn trên cả nước.

p/Theo SHG, nếu chuyển giao về SCIC thì quá trình đấu giá sẽ phải thực hiện lại từ đầu dẫn đến việc thoái vốn nhà nước khó thành công.

Theo SHG, nếu chuyển giao về SCIC thì quá trình đấu giá sẽ phải thực hiện lại từ đầu dẫn đến việc thoái vốn nhà nước khó thành công.

Cú bẻ lái lao thẳng... xuống sông

Tháng 8/2006, Tổng công ty Sông Hồng được chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - con và lấy tên là Tổng công ty Sông Hồng như hiện nay.

Cuối năm 2009, SHG tiến hành quá trình cổ phần hóa với kỳ vọng thương hiệu Sông Hồng sẽ ngày càng mạnh hơn.Năm 2010, Bộ Xây dựng cổ phần hóa, bán vốn nhà nước tại tổng công ty này, thu về 61,5 tỉ đồng. Phần vốn nhà nước còn lại khoảng 132 tỉ đồng, chiếm 49,04% vốn điều lệ.

Ngày 10/4/2015, 27 triệu cổ phiếu của SHG lần đầu tiên được giao dịch trên sàn Upcom với giá tham chiếu chỉ 7.000 đồng/cp. Đến nay, giá trị một cổ phiếu SHG chỉ còn 2.600 đồng và bị mất thanh khoản do nằm trong diện hạn chế giao dịch do chậm công bố công tin.

Nguyên nhân do kể từ khi được cổ phần hóa, SHG ngập chìm trong thua lỗ. Ngoại trừ các năm 2011, 2014 lãi nhẹ vài trăm triệu đồng, doanh nghiệp này đều ghi nhận những kết quả kém khả quan trong các năm còn lại, trong đó đáng chú ý hai năm 2015-2016 lỗ sau thuế lần lượt 85 tỷ đồng và 187 tỷ đồng, cuốn bay vốn điều lệ của doanh nghiệp (270 tỷ đồng).

Theo số liệu báo cáo soát xét 6 tháng đầu năm 2019, Tổng công ty Sông Hồng lỗ luỹ kế 940 tỷ trên vốn chủ sở hữu 270 tỷ, như vậy Tổng công ty đang bị âm vốn điều lệ 612 tỷ đồng. Các khoản tiền và tương đương tiền của Tổng công ty còn 7 tỷ đồng, tổng tài sản ngắn hạn 535 tỷ trong khi các khoản phải thu lên đến 321 tỷ, nợ phải trả ngắn hạn hơn 1.123 tỷ đồng. Nợ xấu lên tới 340 tỷ đồng.

Doanh thu của tổng công ty trong 6 tháng đầu năm 2019 mặc dù tăng gấp 3 cùng kỳ năm trước cũng chỉ đạt 26,5 tỷ đồng, lỗ sau thuế 32 tỷ đồng.

Báo cáo cho biết, công ty đang bị âm vốn điều lệ và kiểm toán cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắn chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Bên cạnh đó, công ty này cũng cho biết đang phải thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật với số tiền phải thi hành án là 238,4 tỷ đồng phải trả cho Ngân hàng SHB và Tòa án Q.Tây Hồ chuẩn bị đưa ra xét xử vụ Ngân hàng Oceanbank khởi kiện buộc Tổng công ty phải trả nợ vay thi công công trình Nhiệt điện Vũng Áng I với số tiền cả gốc và lãi khoảng 470 tỷ đồng.

Bán mình có “cứu” nổi vốn nhà nước?

Trước tình trạng trên, Tổng công ty Sông Hồng mới đây đã kiến nghị Thủ tướng để Bộ Xây dựng phê duyệt hồ sơ thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty và thực hiện thoái vốn ngay trong năm 2019. Theo lý giải của SHG, nếu chuyển giao về SCIC thì quá trình đấu giá sẽ phải thực hiện lại từ đầu dẫn đến việc thoái vốn nhà nước khó thành công.

Trong khi đó, SHG cho biết, nếu được thoái vốn trong năm 2019, SHG sẽ chủ động tìm kiếm một số nhà đầu tư cùng lĩnh vực quan tâm và có thể giam gia đấu giá công khai mua cổ phần của Sông Hồng với mức giá bằng mệnh giá 10.000 đồng/cp. Nên nhớ, mức định giá Tổng công ty thời điểm 31/12/2018 là 3.000 đồng/cp
Hiện, SHG đã hoàn thành và trình Bộ Xây dựng phê duyệt hồ sơ thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty để đấu giá một phần vốn Nhà nước.

Theo Tổng Công ty Sông Hồng, việc đấu giá cổ phần này có thể thực hiện ngay sau khi được sự phê duyệt của Thủ tướng và Bộ Xây dựng.

Được biết trước đó Bộ Xây dựng cũng có văn bản đề nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận giao Bộ Xây dựng tiếp tục thực hiện thoái toàn bộ 13.241.200 cổ phần, chiếm 49,04% vốn điều lệ,phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp này.

Trong đó, Bộ Xây dựng có cho biết, theo Chứng thư do đơn vị tư vấn thẩm định giá phát hành, giá thẩm định một cổ phần của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng tại thời điểm 31/12/2018 là 3.000 đồng/cổ phần, thấp hơn so với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Trong điều kiện hết sức khó khăn của Công ty Sông Hồng hiện nay, việc thu các nhà đầu tư quan tâm tham gia đấu giá cổ phần của Tổng công ty này ở mức không thấp hơn mệnh giá là rất khó khăn.

Tổng Giám đốc Tổng công ty Sông Hồng, ông Lã Tuấn Hưng thừa nhận, để càng lâu công ty mẹ càng lỗ, càng lỗ thì càng ít nhà đầu tư quan tâm, trong khi các dự án của tổng công ty đang triển khai có thể bị thu hồi.
Việc Tổng Công ty Sông Hồng phải đề xuất Thủ tướng cho bán gấp cổ phần nhà nước tại tổng công ty để "vớt vát" phần nào tài sản, vốn nhà nước đã đầu tư vào doanh nghiệp là điều đáng buồn.

Tuy nhiên, cũng cần cẩn trọng trong đánh giá tài sản khi thoái vốn, vì SHG hiện đang nắm trong tay nhiều dự án lớn ở Hà Nội với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, như dự án khu nhà ở cán bộ Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia tại Xuân Đỉnh, tổ hợp Sông Hồng Tower…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hi hữu Sông Hồng tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713500840 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713500840 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10