Nghiên cứu mới cho thấy các chùm tia nước phun trào trên Mặt trăng Europa của sao Mộc có thể xuất phát từ bên trong lớp vỏ băng giá thay vì đại dương của nó.
Kết luận này được nhóm nghiên cứu của NASA rút ra sau khi nghiên cứu dữ liệu từ tàu vũ trụ Galileo. Galileo kết thúc sứ mệnh thăm dò sao Mộc lịch sử vào năm 2003.
"Hiểu được những tia nước này đến từ đâu rất quan trọng để biết liệu các nhà thám hiểm Europa trong tương lai có thể có cơ hội thực hiện tìm kiếm sự sống từ không gian mà không cần thăm dò đại dương của Europa hay không", nhà nghiên cứu Gregor Steinbrügge tới từ Đại học Stanford cho hay.
Thay vì một lớp vỏ mỏng, băng tạo thành một tấm dày 19-25 km trên bề mặt vệ tinh Europa. Lớp vỏ này bao phủ lên một đại dương nước mặn.
Dù các nhà khoa học tin rằng phần đại đương của Europa tương đối ấm, lỏng, họ mới chỉ biết được rằng nó có thể được hình thành sau khi các khoáng chất bị phá vỡ bởi lực thủy triều hoặc phân rã phóng xạ.
Mô hình do các nhà nghiên cứu tạo ra nhờ dữ liệu của Galileo ở khu vực miệng núi lửa rộng 29km trên Europa có tên Manannán cho thấy, nước trên Europa biến thành băng ở giai đoạn sau của tác động, tạo ra các "túi nước" mặn hoặc nước mặn trong lớp vỏ.
"Mô hình cho thấy khi một túi nước mặn di chuyển đến trung tâm của Miệng núi lửa Manannán, nó bị mắc kẹt và bắt đầu đóng băng, tạo ra áp suất cuối cùng dẫn đến một chùm tia, ước tính cao hơn gần 2m”, Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA cho biết trong cùng một tuyên bố.
Theo ông Joana Voigt - đồng tác giả nghiên cứu, dù các chùm tia tạo ra do quá trình di chuyển các túi nước mặn không cung cấp cái nhìn sâu sắc về đại dương của Europa, phát hiện mới của nhóm nghiên cứu cho thấy bản thân lớp vỏ băng của Europa rất "năng động".
Tháng 8/2019, NASA thông báo khởi động sứ mệnh Europa Clipper về thám hiểm sâu Mặt Trăng Europa của Sao Mộc.
Sứ mệnh Clipper Europa của NASA sẽ tiến hành nghiên cứu xem liệu các điều kiện trên Mặt Trăng băng giá này có thích hợp cho sự sống hay không.
NASA đang nỗ lực hoàn thành tàu vũ trụ Europa Clipper để sẵn sàng phóng lên vũ trụ đầu năm 2023.