"Hiệp định CPTPP sẽ được Chính phủ trình Quốc hội vào tháng 10/2018"

Trang Anh 13/09/2018 17:49

Thông tin này vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018.

Chiều nay (13/9), Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018 đã được tổ chức tại Hà Nội. Hội nghị nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018.

Có thể bạn quan tâm

  • Cách mạng công nghiệp 4.0 là động lực mới trong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu

    17:35, 13/09/2018

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chúng ta quyết tâm mạnh mẽ trong việc xây dựng Chính phủ điện tử

    17:01, 13/09/2018

  • Chủ tịch WEF: Việt Nam "không ngủ quên" với thành tựu kinh tế của mình

    15:35, 13/09/2018

Tại phiên đối thoại với doanh nghiệp tại VBS 2018, trả lời câu hỏi: Việt Nam đặt kỳ vọng gì vào Hiệp định đối tác xuyên Thái Binh Dương? Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là hiệp định thế hệ mới về thương mại.

"Trước đây đã có 12 nước cùng tham gia bàn thảo bao gồm có Mỹ. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Trump rút khỏi Hiệp định, Việt Nam và Nhật Bản là hai nước đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đàm phán cùng các nước khác. Kết quả CPTPP đã chính thức được kí kết tại Chile. Việc thúc đẩy các nước thông quan Hiệp định và nhanh chóng đi vào thực thi sẽ đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của các nước tham gia Hiệp định", Thủ tướng cho biết.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018.

Theo đó, khi CPTPP chính thức đi vào thực hiện sẽ giúp các nền kinh tế tham gia Hiệp định tăng trưởng tốt hơn nhờ việc mở ra một không gian mới về sự phát triển. Đồng thời, sẽ có nhiều sản phẩm, mặt hàng và nhiều loại dịch vụ được mở ra, góp phần làm mức tăng trưởng phát triển hơn. Mặt khác, yếu tố việc làm cũng sẽ được giải quyết tốt hơn do có nhiều nhu cầu về việc làm được mở ra. Xuất khẩu cũng sẽ tăng trưởng mạnh hơn và thúc đẩy thương mại tự do tốt hơn. Trong đó sẽ có nhiều thị trường mới được mở ra bên cạnh những thị trường truyền thống mà Việt Nam đã kí kết các Hiệp định thương mại tự do trước đó.

Theo Thủ tướng, việc thúc đẩy đầu tư nước ngoài và trong nước cũng sẽ được đẩy mạnh do nhu cầu của sự phát triển. Nhiều doanh nghiệp thuộc các nước trong Hiệp định sẽ đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn do những ưu đãi và CPTPP đem lại. Đồng thời các đối tác từ những thị trường truyền thống sẽ an tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam.

"Như vậy, tăng trưởng, xuất khẩu, thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài là kỳ vọng của Việt Nam hiện nay khi CPTPP chính thức được thực thi", Thủ tướng nhấn mạnh.

Mặc dù vậy, Thủ tướng vẫn chỉ ra vẫn còn có một số thách thức bên cạnh những thuận lợi. Một trong số đó là việc thể chế pháp luật phải sửa đổi để phù hợp hơn. Tuy nhiên, Chính phủ đã có sự chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu này.

Toàn cảnh Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018.

Toàn cảnh Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018.

Bên cạnh đó, việc phát triển doanh nghiệp thế nào là điều Chính phủ đang rất quan tâm hiện nay. Khi tham gia vào Hiệp định lớn như CPTPP với quy mô toàn cầu sẽ thử thách lớn doanh nghiệp trong nước, với những đòi hỏi cao về kĩ năng quản trị doanh nghiệp, công nghệ, chất lượng... Đồng thời, Thủ tướng cũng cho rằng, khi những yêu cầu tiêu chuẩn tăng lên, nhà nước và doanh nghiệp đều phải nâng cao chất lượng để tăng năng suất lao động, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Tuy vậy, Thủ tướng vẫn bày tỏ, với niềm tin sâu sắc, Hiệp định CPTPP sẽ đi vào thực thi và đem lại cho Việt Nam sự phát triển mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Hiệp định CPTPP sẽ được Chính phủ trình Quốc hội vào tháng 10/2018"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO