Hồ Chí Minh và những đóng góp to lớn cho ngành nghiên cứu thuộc địa (Bài 1)

Diendandoanhnghiep.vn Trong thời gian hoạt động tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc có ba lần hội kiến với Albert Sarraut, chính trị gia Pháp có nhiều duyên nợ với Đông Dương và hệ thống thuộc địa Pháp nói chung.

Bác Hồ tại Đại hội Tours năm 1920. Ảnh: T.L

Bác Hồ tại Đại hội Tours năm 1920. Ảnh: T.L

Lần gặp đầu tiên diễn ra ngày 06/09/1919, khi Saraut mới kết thúc nhiệm kỳ Toàn quyền Đông Dương lần thứ hai, trở về Paris nhận chức Bộ trưởng Bộ thuộc địa. Hai cuộc gặp sau diễn ra vào đầu năm 1921 và tháng 06/1922.

Sau cuộc gặp thứ nhất Nguyễn Ái Quốc viết cho Sarraut một bức thư ngắn, khẳng định rằng tất cả tám điểm nêu trong Bản yêu sách “đều còn nguyên vẹn và chưa có điểm nào được giải quyết một cách thỏa đáng”.

Sau cuộc gặp thứ ba, Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo L’Humanité bức Thư ngỏ gửi ông Albert Sarraut, Bộ trưởng Bộ thuộc địa, châm biếm sự “phồn vinh” và “hạnh phúc” mà dân An Nam được hưởng nhờ sự thống trị của thực dân Pháp.

Về cuộc gặp lần thứ hai, chúng ta biết được đôi điều nhờ mật báo của một người chỉ điểm. Tự nhận là quen một người bạn của Nguyễn Ái Quốc, người này đến thăm nhà cách mạng trẻ tuổi đang nằm viện để dò la.

Mật báo của anh ta có đoạn: “Một hôm khác, tôi gặp ông Sarraut, Nguyễn Ái Quốc kể với tôi. ‘Nếu nước Pháp trao trả Đông Dương, ông Sarraut nói, thì các ông cũng không thể tự cai trị được, bởi vì các ông chưa được trang bị vững vàng’. ‘ Không, thưa Ngài Bộ trưởng, Nguyễn Ái Quốc trả lời ông Sarraut, xin Ngài hãy xem nước Xiêm và nước Nhật! Nền văn minh của hai nước ấy đâu có lâu đời hơn nền văn minh của chúng tôi, vậy mà họ vẫn được sánh ngang hàng giữa các quốc gia trên thế giới. Nếu nước Pháp trao trả độc lập cho đất nước chúng tôi, chắc chắn nước Pháp sẽ thấy rằng tự chúng tôi hoàn toàn có khả năng cai trị đất nước’. Khi nghe những lời ấy, ông Sarraut hành xử hệt như ông Pasquier và đổi chủ đề”. (ANOM. SLOTFOM, 1921, tr. 391-392).

>> Bác Hồ và thiết chế dân chủ

>> Bác Hồ và sứ mệnh doanh nhân Việt

Cuộc đối thoại ngắn ngủi này không chỉ thể hiện sự khác biệt về quan điểm giữa nhà cách mạng Việt Nam 31 tuổi và một tay thực dân cáo già người Pháp 49 tuổi, mà còn phản ánh nhận thức chung của thời đại bấy giờ về vấn đề thuộc địa. Nó cũng dự báo những đóng góp rất sớm của Nguyễn Ái Quốc trong lĩnh vực Nghiên cứu thuộc địa, tiền thân của Nghiên cứu hậu thuộc địa.

Nghiên cứu hậu thuộc địa ngày nay là một lĩnh vực được nhiều người quan tâm nhưng lại khá rộng, có mục đích khảo sát và lý giải sự hình thành, bành trướng, sụp đổ và hậu quả của chủ nghĩa thực dân cùng những tác động sâu sắc, đa dạng và lâu dài của nó về kinh tế, chính trị cũng như về văn hoá, xã hội - không chỉ đối với các dân tộc từng bị đô hộ mà cả đối với các quốc gia đô hộ.

Nghiên cứu hậu thuộc địa cũng khảo sát các hình thức của chủ nghĩa thực dân mới cùng những vấn đề còn lâu mới được giải quyết của nhân loại như giới, giai cấp chủng tộc. Trong số những học giả quan trọng nhất của lĩnh vực nghiên cứu hậu thuộc địa, người ta không thể không nhắc đến Edward Said, một trong những người đặt nền móng cho lĩnh vực nghiên cứu này.

Đông phương luận (Orientalism, 1978)

Đông phương luận (Orientalism, 1978)

Trong tác phẩm nhiều ảnh hưởng nhan đề Đông phương luận (Orientalism, 1978), Edward Said lập luận rằng cặp khái niệm “Phương Đông” và “Phương Tây” chỉ là một sản phẩm do các nước Tây Âu tạo ra để tự phân biệt với “phần còn lại của thế giới”.

Phát triển những ý tưởng của Michel Foucault (và xa hơn nữa là của những nhà tư tưởng Marxist như Voloshinov, Medvedev, Vygotsky), Said chỉ ra rằng cặp đối lập này thật ra chỉ là một thứ kiến tạo xã hội (social contruct), phản ánh quan hệ quyền lực giữa một bên là các cường quốc Phương Tây, phần lớn là các nước thực dân, tự cho mình là “thượng đẳng”, “văn minh”, “tiến bộ”, với bên kia là các thuộc địa ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, được mô tả  là “thấp kém”, dã man”, “lạc hậu.

Said viết: “Lập luận của tôi là nếu không khảo sát Đông phương luận như là một diễn ngôn, ta có lẽ sẽ không thể hiểu được cái nguyên lý vô cùng hệ thống mà nhờ nó văn hóa châu Âu đã có thể điều khiển – và thậm chí là chế tạo ra – phương Đông về mặt chính trị, xã hội, quân sự, tư tưởng, khoa học và tưởng tượng trong thời kỳ hậu-Khai sáng. (Edward W. Said, Orientalism, Vintage Books, 1979, tr. 3).

(Còn nữa)

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hồ Chí Minh và những đóng góp to lớn cho ngành nghiên cứu thuộc địa (Bài 1) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1710820490 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1710820490 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10