Hóa giải thực trạng “thu ít mất nhiều” trong khoáng sản 

Nguyễn Việt 26/01/2018 13:28

Việt Nam đang đối mặt với nhiều tác động trong khai thác tài nguyên do tình trạng sử dụng khoáng sản và khai thác khoáng sản đang... có vấn đề.

Thực trạng “thu ít mất nhiều” khoáng sản đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng.

Thực trạng “thu ít mất nhiều” khoáng sản đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng.

Nhìn nhận tức góc độ cơ quan nghiên cứu địa chất, ông Lê Ái Thụ - Chủ tịch Hội địa chất kinh tế Việt Nam cho rằng, qua nghiên cứu ông nhận thấy thu ngân sách hiện nay không đúng với thực tế so với mức độ các doanh nghiệp khai thác, làm thiệt hại nguồn tài nguyên.

“Đối chứng với thực tế doanh nghiệp khai thác hiện nay, thì chúng ta đang ăn đầu ngọn mà không nghĩ đến vấn đề thiệt hại, thất thu về lâu dài. Đặc biệt là chưa chú trọng mối quan hệ hàm lượng công nghiệp tối thiểu. Thực tế này đỏi hỏi Việt Nam cần phải có sự đồng bộ giữa pháp luật khoáng sản và các pháp luật có liên quan,” ông Thụ nói.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Thành Sơn - nguyên Trưởng Ban Chiến lược Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho rằng, bất cập lớn nhất trong lĩnh vực khoáng sản là từ chính sách và quy hoạch. Theo ông, bản thân chính sách ban hành không bất cập nhưng bất cập ở chỗ, ban hành rồi lại giữ bí mật, không phổ biến, không công khai, không minh bạch.

Thực tế cho thấy, Việt Nam đang đối mặt với nhiều tác động trong khai thác tài nguyên do tình trạng sử dụng khoáng sản và khai thác khoáng sản đang có vấn đề. Thực trạng “thu ít mất nhiều” khoáng sản đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Các chuyên gia cho rằng, thực trạng này được coi là những hệ lụy của việc quản lý chưa đúng, chưa đủ, thiếu khách quan về trữ lượng, còn nhiều lỗ hổng trong quản lý khai thác khoáng sản.

Để khắc phục tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quy định phương pháp xác định chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả, phương thức hoàn trả; quy định chế độ thu, quản lý, sử dụng chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do nhà nước đã đầu tư.

Quy định này quy định chi tiết khoản 4 Điều 3 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ về: Phương pháp xác định chi phí khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả do nhà nước đã đầu tư; phương thức hoàn trả chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản; quy định chế độ thu, quản lý, sử dụng chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản do nhà nước đã đầu tư.

Trong đó, về phương thức hoàn trả chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, Quyết định nêu rõ tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép khai thác khoán sản có trách nhiệm nộp chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả cho nhà nước theo phương thức thanh toán một lần vào tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước của Đơn vị xác định chi phí hoàn trả trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản đối với trường hợp mỏ được cấp giấy phép khai thác sau ngày 10/3/2018.

Trường hợp sau khi Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp nếu có sự thay đổi về diện tích để cấp phép khai thác thì quyết định phê duyệt chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả sẽ được điều chỉnh theo diện tích thực tế được cấp phép.

Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã được cấp phép khai thác trước ngày 10/3/2018 nhưng chưa thực hiện quy định về hoàn trả chi phí thăm dò khoáng sản do nhà nước đã đầu tư, có trách nhiệm nộp chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản phải hoàn trả cho nhà nước theo phương thức thanh toán một lần vào tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước của Đơn vị xác định chi phí hoàn trả chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày có Quyết định phê duyệt đối với trường hợp mỏ đã được cấp giấy phép khai thác trước ngày 10/3/2018.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 10/3/2018.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hóa giải thực trạng “thu ít mất nhiều” trong khoáng sản 
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO