Hoàn thiện cơ chế tự chủ trong giáo dục: Minh bạch tổ chức

Diendandoanhnghiep.vn LTS: Vấn đề tự chủ giáo dục đại học nhìn từ câu chuyện của trường Tôn Đức Thắng đã khiến nhiều chuyên gia cho rằng: xử lý không khéo rất có thể họ sẽ làm đổ vỡ một mô hình tốt về tự chủ đại học.

GS TS Trần Đức Viên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, tự chủ là giải pháp chiến lược, thước đo sự đổi mới của Chính phủ đối với sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam.

- Tự chủ giáo dục được xem là xu hướng trong tương lai. Ông đánh giá như thế nào về xu hướng này từ câu chuyện của Đại học Tôn Đức Thắng?

Thật ra, trong câu chuyện lần này, tôi thấy buồn và lo nhiều hơn, bởi trường ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) là trường tiên phong về tự chủ đại học và họ đã đạt được các thành tựu rất đáng ngưỡng mộ.

Nếu để đổ vỡ thì rất đáng tiếc, ai sẽ là người chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ không đáng có ấy? Ai sẽ gánh gánh nợ mà TDTU đang phải vay để đầu tư? Phần thiệt thòi luôn thuộc về người học và gia đình họ?

- Cụ thể, trong trường hợp của Đại học Tôn Đức Thắng, theo ông, chúng ta nên giải quyết như thế nào?

Trong trường hợp này, có lẽ những người cầm cân nảy mực cần nghĩ đến lợi ích của ngành, lợi ích của tiến trình tự chủ đại học mới chập chững những bước đi đầu tiên của nền giáo dục nước nhà hơn là nghĩ đến những điều khác, việc khác không liên quan gì nhiều đến “đại cục” của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT.

Trở lại với câu chuyện về việc bổ nhiệm nhân sự, rõ ràng là phải chấp hành theo tinh thần của Nghị quyết TW 6-NQ/TW, Nghị quyết TW 19-NQ/TW và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34) và Quyết định 105 của Ban chấp hành TW về công tác cán bộ.

Khoản 3, Điều 16, Luật số 34 qui định rõ thẩm quyền quyết định nhân sự của trường đại học. Với quy định này, thành viên hội đồng trường được chia thành 3 nhóm:

Thứ nhất, nhóm thành viên đương nhiên không do bất kỳ cơ quan nào chỉ định, gồm có bí thư cấp ủy, hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn và đại diện ban chấp hành đoàn trường. Thứ hai, nhóm thành viên trong trường được tập thể giảng viên, viên chức và người lao động bầu. Thứ ba, nhóm thành viên ngoài trường. Trong nhóm này, có thành viên là đại diện cơ quan quản lý do cơ quan quản lý cử; còn lại phải do tập thể người lao động, giảng viên, viên chức CSGD bầu.

 ĐH Tôn Đức Thắng là trường tiên phong về tự chủ đại học và đã lọp TOP 800 trường Đại học thế giới.

ĐH Tôn Đức Thắng là trường tiên phong về tự chủ đại học và đã lọp TOP 800 trường Đại học thế giới.

Mặt khác, Điều 16, Luật GDĐH quy định Hội đồng trường ĐH công lập tự chủ có thẩm quyền quyết định hiệu trưởng nhà trường theo thủ tục quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của trường và trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận.

- Từ câu chuyện này, nhiều quan điểm cho rằng, đây là “cú hích” để bỏ cơ chế bộ chủ quản, thưa ông?

Theo quan điểm cá nhân tôi, việc tự chủ cần thực hiện quyết liệt nhưng phải có lộ trình.

Đối với những trường đã đủ điều kiện thực hiện tự chủ toàn diện về các lĩnh vực như quy định của Luật số 34/2018/QH14 thì cần tạo điều kiện để xoá cơ chế bộ chủ quản.

Đối với những trường chưa hội tụ đủ các điều kiện để thực hiện tự chủ về mọi lĩnh vực theo quy định của Luật số 34/2018/QH14 thì cần duy trì cơ chế bộ chủ quản.

- Nếu chia lộ trình như thế, thì nhóm đầu tiên cần bỏ ngay cơ chế bộ chủ quản là nhóm đại học tự chủ phải hội đủ những điều kiện gì?

Theo tôi, những tiêu chí tối thiểu buộc phải có đối với nhóm trường này là: Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong trường đại học; Đảm bảo vốn, tài sản của nhà nước đã đầu tư cho trường đại học; Hội đồng trường có năng lực quản trị để dẫn dắt trường phát triển bền vững, khẳng định được đẳng cấp, thương hiệu của trường trong và ngoài nước.

Đặc biệt, đã có thời gian tự chủ tất cả mọi lĩnh vực theo quy định của Luật, khẳng định được chất lượng đào tạo và có sự đồng thuận của tập thể sư phạm nhà trường khi không áp dụng cơ chế bộ chủ quản.

- Xin cảm ơn ông!

Luật Giáo dục Đại học sửa đổi Hội nghị TƯ 6 khoá 12 đều quy định việc thu gọn đầu mối quản lý. Luật Giáo dục đại học đã được sửa đổi theo hướng trao quyền tự chủ cao hơn về cho cơ sở giáo dục đại học bao gồm quyền tự chủ trong học thuật, quyền tự chủ trong tổ chức và nhân sự, và quyền tự chủ trong tài chính và tài sản. Trong đó, quyền tự chủ trong học thuật, trong hoạt động chuyên môn bao gồm ban hành, tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hoàn thiện cơ chế tự chủ trong giáo dục: Minh bạch tổ chức tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713510119 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713510119 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10