Hoàn thiện hạ tầng cho năng lượng xanh

Diendandoanhnghiep.vn Các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp công nghệ cao như bán dẫn.

>> VBF 2024: Các trung tâm dữ liệu xanh và năng lượng xanh là định hướng của Bộ TT&TT

Chia sẻ với DĐDN, ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) nhận định, Chính phủ Việt Nam cần đi trước trong hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trong đó quan trọng nhất là hạ tầng nguồn điện cho phát triển xanh, bền vững.

- Nhà đầu tư Hàn Quốc cho rằng còn điểm nghẽn nào mà Việt Nam cần khắc phục thưa ông?

Không riêng với các nhà đầu tư Hàn Quốc chúng tôi, việc quy định thuế tối thiểu toàn cầu chính thức được áp dụng từ năm 2024 đang gây ra lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về việc các ưu đãi thuế họ được hưởng hiện nay có thể trở nên gần như vô nghĩa.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cơ bản của Việt Nam là 20%, tuy nhiên thuế suất có hiệu lực thực tế đối với các tập đoàn lớn có sự chênh lệch trong khoảng 5-10%, do đó nếu doanh nghiệp phải nộp khoản thuế đối với mức chênh lệch này thì hiệu quả miễn giảm thuế hiện tại sẽ bị mất đi.

Nội dung dự thảo Nghị định được Bộ KH&ĐT công khai lấy ý kiến bao gồm kế hoạch thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư nhằm thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu và các nội dung về ưu đãi hỗ trợ, phạm vi và phương pháp hỗ trợ thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cho rằng mức hỗ trợ chưa rõ ràng nên chưa đủ để thu hút sự quan tâm và đồng tình từ các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, theo nội dung của dự thảo Nghị định này, đối tượng hỗ trợ chỉ giới hạn ở quy mô vốn đầu tư từ 500 triệu USD trở lên gây ra lo ngại về việc số doanh nghiệp có khả năng được thụ hưởng hỗ trợ rất ít và phần lớn doanh nghiệp nước ngoài không được hưởng ưu đãi.

Trong bối cảnh đó, đề nghị Chính phủ Việt Nam sẽ phân tích kỹ lưỡng và dự báo tác động của việc thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu, lấy ý kiến rộng rãi của các ngành về nội dung Nghị định để sửa đổi, bổ sung, qua đó có biện pháp để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới các nhà đầu tư nước ngoài.

-Xin ông cho biết, các nhà đầu tư Hàn Quốc quan tâm tới các lĩnh vực chính nào cũng như góp phần ra sao trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam?

Các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp công nghệ cao như bán dẫn đang chỉ ra rằng hiện tượng thiếu điện của Việt Nam là một trong những yếu tố lớn khiến họ chần chừ trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Lập trường của các doanh nghiệp toàn cầu khác trong lĩnh vực công nghiệp cao mà Chính phủ Việt Nam mong muốn thu hút đầu tư cũng tương tự.

Các công ty Hàn Quốc hiện rất quan tâm đến các ngành sử dụng nhiều công, phù hợp với xu hướng thân thiện với môi trường như điện mặt trời áp mái. Chúng tôi thực tế đang chờ đợi giấy phép ở một số lĩnh vực như cảng LNG, nhà máy điện khí và đặc biệt trong tương lai chúng tôi đề xuất là điện hạt nhân. Đây là phương án hợp lý nhất cho nguồn năng lượng trong tương lai.

Tuy nhiên hiện doanh nghiệp đang ngần ngại tiến hành đầu tư do việc cung cấp điện không ổn định và các quy định pháp luật liên quan chưa rõ ràng.

- Để cùng chung tay trong phát triển lĩnh vực năng lượng bền vững, Chính phủ Việt Nam cần bước đi nào, thưa ông?

Trước mắt, đề nghị Chính phủ Việt Nam có phương án cung cấp điện thông suốt trong các khu công nghiệp để các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Hàn Quốc có thể duy trì hoạt động sản xuất ổn định.

Về lâu dài, chúng tôi và nhiều nước đều đã vận hành điện hạt nhân an toàn, hiệu quả, khi Việt Nam quyết tâm, chúng tôi sẵn sàng đầu tư và sẵn sàng hợp tác với Chính phủ để đạt được kế hoạch Netzero vào năm 2050 mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết tại COP26.

Và để phát triển bất cứ ngành lĩnh vực nào như chất bán dẫn, chất lượng cao, công nghệ cao thì Chính phủ đều cần đi trước trong xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trong đó cơ sở về nguồn điện là cơ sở hạ tầng quan trọng nhất. Chúng tôi cho rằng cần đầu tư nguồn điện ổn định. Trong khi nguồn điện mặt trời và gió có hạn chế phụ thuộc vào tự nhiên, do đó không thể yên tâm.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần hệ thống truyền tải điện toàn quốc. Rất khó để phân bổ điện giữa các miền Bắc – Trung – Nam khi thiếu hệ thống truyền tải. Hiện các doanh nghiệp tính toán việc truyền tải điện trên dưới từ Bắc vào Nam có thể khiến giá đắt lên 30%. Vì vậy, cần các nguồn lưu trữ an toàn đó là điện khí và điện hạt nhân trong thời gian tương lai.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hoàn thiện hạ tầng cho năng lượng xanh tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714223348 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714223348 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10