Đại diện Học Viện Nông nghiệp Việt Nam khẳng định, việc nghiên cứu sản xuất vắcxin mới chỉ có những tín hiệu khả quan bước đầu trong quy mô phòng thí nghiệm trong diện hẹp.
Dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát tại 61 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tổng số lợn phải tiêu huỷ là trên 2,9 triệu con, chiếm hơn 10% tổng đàn lợn của cả nước. Nguy cơ dịch tiếp tục bùng phát trong thời gian tới vẫn rất cao, đe doạ tới ngành chăn nuôi.
Đại diện Học viện Nông nghiệp Việt Nam khẳng định mới chỉ có những tín hiệu khả quan bước đầu trong quy mô phòng thí nghiệm trong diện hẹp.
Trước đó, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, thời gian qua, Học viện đã nghiên cứu và đã có vacxin dịch tả lợn châu Phi vô hoạt để tiến hành tiêm thử nghiệm tại 3 trai lợn bị bệnh dịch tả lợn châu Phi thuộc 3 hộ gia đình khác nhau tại vùng dịch của Hưng Yên.
Theo Kết quả bước đầu cho thấy, toàn bộ 17/18 lợn nái và 15 lợn thịt của 3 hộ gia đình được tiêm vacxin đều sống khỏe mạnh sau hơn 2 tháng, một số nái đã đẻ và lợn con khỏe mạnh. Những lợn không được tiêm vacxin của 3 hộ gia đình tiêm thử nghiệm đều chết do dịch tả lợn châu Phi. Bên cạnh đó, kết quả công cường độc virus dịch tả lợn châu Phi cho thấy, vacxin có hiệu quả bảo hộ cao đối với đàn lợn được tiêm phòng…
Tuy nhiên, TS Nguyễn Thị Lan cũng khẳng định: “Với vacxin vô hoạt, nhóm nghiên cứu của Học Viện mới chỉ phân lập, lựa chọn được một số chủng virus, lựa chọn môi trường sản xuất vắcxin và xác định được chủng virus cường độc để đánh giá chất lượng vắcxin. Đây mới chỉ là kết quả bước đầu khả quan trong quy mô phòng thí nghiệm trong diện hẹp”.
Theo đó, các kết quả thử nghiệm vacxin trên thực địa bước đầu cho thấy có triển vọng. Vì vậy, các loại vacxin vẫn cần nghiên cứu tiếp trên diện rộng và cần lặp lại...
Có thể bạn quan tâm
09:09, 20/06/2019
07:30, 19/06/2019
00:00, 04/06/2019
14:00, 03/06/2019
13:00, 31/05/2019
21:52, 22/05/2019
15:54, 17/05/2019
Cách đây 4 tháng, Học viện bắt đầu nghiên cứu 4 loại vắcxin phòng dịch tả lợn châu Phi gồm (vắcxin vô hoạt (đã thử nghiệm trong phòng thí nghiệm), nhược độc truyền thống (đã làm các kỹ thuật tạo chủng virus, đang cấy chuyển thử nghiệm sinh học phân tử), vắcxin nhược độc tự nhiên (đang sàng lọc chọn chủng tự nhiên), vắcxin dùng công nghệ xóa gene (đang triển khai các nghiên cứu).
Trong khi đó, suốt 100 năm qua, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu sản xuất được 7 dòng vắcxin dịch tả lợn châu Phi (đã đánh giá tính hiệu lực) từ các chủng giống virus nhược độc. Tuy nhiên, việc thương mại hóa các loại vắcxin này gặp nhiều khó khăn, do chi phí sản xuất rất cao, vì vậy việc phòng bệnh cho các trang trại chăn nuôi lợn với dịch tả lợn châu Phi không được thực hiện. Mỗi khi mầm bệnh lây lan, biện pháp được áp dụng là tiêu hủy đàn lợn.