Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp: Đề xuất đưa nguyên liệu ngành gỗ vào "luồng xanh"

THY HẰNG 08/08/2021 13:25

VIFOREST đề xuất Bộ Công thương có hướng dẫn quy định danh mục hàng hóa được lưu thông, trong đó có nguyên, vật liệu của ngành gỗ.

Gửi báo cáo kiến nghị tới Hội nghị trực tuyến Thủ tướng tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho biết, mặc dù tháng 7 giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có giảm, nhưng với kết  quả 6 tháng đầu năm đạt được và nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2021 vẫn có thể đạt khoảng từ 15,0 - 15,5 tỷ USD (tăng khoảng từ 20-25% so với năm 2020).

hoảng 60% số doạnh nghiệp duy trì được sản xuất theo quy định “3 tại chỗ” (3T), số còn lại (40%) phải ngừng sản xuất do không đáp ứng được quy định.

Khảo sát của Hiệp hội cho thấy có khoảng 60% số doạnh nghiệp duy trì được sản xuất theo quy định “3 tại chỗ”, số còn lại 40% phải ngừng sản xuất do không đáp ứng được quy định.

Khó khăn "chồng chất"...

Tuy nhiên, doanh nghiệp trong ngành hiện đang đối mặt nguy cơ bị điều tra và áp đặt thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp gia tăng bởi mức tăng trưởng nhanh của kim ngạch xuất khẩu.

Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ đã phải ngừng sản xuất, tổ chức sản xuất theo phương thức “3 tại chỗ”, đàm phán hoãn/giãn thời gian giao hàng, hoặc phải chịu phạt để hủy đơn hàng.

Theo kết quả khảo sát nhanh tại thời điểm từ cuối tháng 7 đến ngày 3/8/2021 đối với 162 doanh nghiệp gỗ trên địa bàn các  địa phương: TP HCM; các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Tây Ninh,  với tổng số lao động gần 68 nghìn người trước dịch, cho thấy: có 84/162 DN đã tạm ngừng hoạt động, chiếm 52%; 78/162 DN duy trì sản xuất “3 tại chỗ”, chiếm 48%; số lao động  tạm nghỉ việc trên 44,1 nghìn người, chiếm 65%, chỉ có 35% lao động có làm việc và  có 893 ca F0 ở 21 doanh nghiệp. Đối với 78 DN thực hiện “3 tại chỗ”, số lao động giảm gần  50% so với trước dịch (23.687/47.066 người). 

Đánh giá của Hiệp hội ở 3 trung tâm chế biến xuất  khẩu gỗ lâm sản lớn nhất cả nước (Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM) có khoảng 60% số doạnh nghiệp duy trì được sản xuất theo quy định “3 tại chỗ” (3T), số còn lại (40%) phải ngừng sản xuất do không đáp ứng được quy định. Thậm chí, việc duy trì 3 tại chỗ cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cùng với đó, do đặc điểm của doanh nghiệp chế biến gỗ có sự đa dạng về chủng loại nguyên vật liệu với hệ thống cung ứng ở nhiều tỉnh thành. Tuy nhiên, theo Văn bản số 4181 ngày 27/7/2021 của Bộ Công Thương quy định cho phép lưu thông các mặt thiết yếu đối với  nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất bao gồm: “sắt, thép, phân bón, thuốc bảo  vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi”. Quy định này có thể sẽ bị hiểu sai, gây khó khăn khi kiểm soát vận chuyển nguyên vật liệu ngành gỗ ở một số địa phương. 

Ngành gỗ có gần 1 triệu lao động, trong đó có tới 90% ở độ tuổi lao động. Họ là trụ cột, là xương sống của từng doanh nghiệp ngành gỗ; nếu lực lượng này bị nhiễm COVID-19 sẽ kéo theo 1 loạt hệ lụy cho gia đình, doanh nghiệp. Nhưng tới thời  điểm này, đội ngũ người lao động của ngành gỗ tại các địa phương được tiêm vaccine phòng dịch còn rất hạn chế.

Đặc biệt, tình trạng thiếu container rỗng, chi phí thuê container và giá cước vận tải biển tăng quá cao từ 2-4 lần so với trước đây khi chưa có dịch bệnh, gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hợp đồng vận chuyển sản phẩm xuất khẩu.  

Hỗ trợ tài chính doanh nghiệp

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản đề xuất, để tránh nguy cơ Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, đề nghị Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT có văn bản gửi DOC và USTR đồng tình với những hành động Việt Nam đã và đang làm để loại bỏ gỗ bất hợp pháp.  

Đề nghị các địa phương có dịch bệnh bùng phát cân nhắc việc áp dụng phương án sản xuất 3T đối với doanh nghiệp duy trì sản xuất. Tùy từng khu vực, vùng có mức  độ dịch bệnh khác nhau sẽ áp dụng phù hợp, ví dụ đối với doanh nghiệp ở những khu  vực, vùng chưa xuất hiện F0 và việc đi lại của công nhân tập trung chủ yếu trên một tuyến đường, có cự ly ngắn thuận lợi cho việc giám sát phòng dịch thì cho áp dụng mô hình “2 tại chỗ, một cung đường”, doanh nghiệp có trách nhiệm phải đưa đón công nhân đi về và thực hiện nghiệm ngặt việc phòng chống dịch. 

Đề nghị Bộ Công thương có hướng dẫn quy định danh mục hàng hóa được lưu thông, trong đó có nguyên, vật liệu của ngành gỗ.

Đề nghị Bộ Công thương có hướng dẫn quy định danh mục hàng hóa được lưu thông, trong đó có nguyên, vật liệu của ngành gỗ

Đề nghị Chính phủ xem xét quy định chương trình xét nghiệm COVID-19 là loại dịch vụ phi lợi nhuận, do Chính phủ điều tiết với khung giá thống nhất và giao cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp đang thực hiện sản  xuất ở nhưng nơi dịch bệnh đang bùng phát, đặc biệt là đối với doanh nghiện sản xuất theo phương thức 3T. 

Đề nghị Bộ Công Thương có hướng dẫn quy định danh mục hàng hóa được lưu thông, trong đó có nguyên, vật liệu của ngành gỗ, tránh trường hợp bỏ sót hoặc hiểu sai quá trình áp dụng tại các địa phương về lưu thông những mặt thiết yếu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. 

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện nhanh nhất và đảm bảo nhu cầu tiêm vắc xin cho công nhân ngành gỗ, trước tiên ưu tiên 100% cho lao động vùng dịch và các nhà máy đang thực hiện sản xuất theo phương thức 3T; cho phép các HHG, doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vắc xin tự tìm kiếm để tiêm miễn phí cho công nhân, kinh phí sẽ do các doanh nghiệp và Hiệp hội tự chi trả. 

Hiệp hội cũng đề nghị Chính phủ có chương trình hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp, cụ thể như: Được giảm, hoãn nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế liên quan và hoãn nộp Bảo hiểm xã hội; Được miễn tiền thuê đất năm 2021 và thực hiện giá thuê đất 5 năm giai đoạn sau.

Đồng thời, được phép gia hạn nợ, giãn nợ, cơ cấu lại khoản nợ mà không bị ảnh hưởng tới nhóm nợ nhất là đối với các khoản nợ phát sinh từ sau 30/6/2020, tiếp tục được tiếp cận với nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo không đứt gãy  chuỗi cung ứng, đảm bảo việc chi trả cho người lao động.  

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan hữu quan có giải pháp tháo gỡ để giảm khó khăn về tăng giá cước vận chuyển, đặc biệt là thuê tàu, container cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Có thể bạn quan tâm

  • Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp: Giải pháp "cứu nguy" được chia hai cấp độ

    12:43, 08/08/2021

  • Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp: Nhà đầu tư Mỹ cảnh báo nguy cơ chuyển dịch sản xuất

    11:46, 08/08/2021

  • Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp: VLA đề xuất 6 giải pháp khôi phục chuỗi cung ứng

    10:49, 08/08/2021

  • Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp: VASEP đề nghị xây dựng bộ quy tắc thực hiện “y tế tại chỗ”

    10:20, 08/08/2021

  • Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

    05:36, 08/08/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp: Đề xuất đưa nguyên liệu ngành gỗ vào "luồng xanh"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO