Thông qua VCCI một số doanh nghiệp khẳng định tất cả các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, vì vậy chính sách này nên được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, kể các các bệnh viện.
Theo đó, Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề nghị bổ sung một số đối tượng được áp dụng gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định 41/NĐ-CP như: các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, nội dung số; sản xuất, kinh doanh thiết bị công nghệ thông tin, sản xuất phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin, an toàn thông tin, doanh nghiệp lĩnh vực xuất bản, in, phát hành; phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; các đơn vị sự nghiệp báo chí, đài phát thanh, truyền hình….
“Một số doanh nghiệp cho rằng tất cả các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng bởi dịch - 19 ở các mức độ khác nhau, vì vậy chính sách này nên được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp kể các các bệnh viện”, VCCI nhấn mạnh.
Ông Đào Huy Hoàng, Tổng giám đốc Công ty Du học Aki cho biết, hiện doanh nghiệp ông cũng đang gặp khó khăn bởi dịch bệnh.
“Chúng tôi là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh. Hiện tại, công ty đang rất khó khăn, phải cho nhân viên tạm dừng hoạt động nhưng doanh nghiệp của tôi lại không nằm trong đối tượng được miễn giảm thuế. Nếu đề xuất mở rộng đối tượng được gia hạn được thông qua thì sẽ giúp doanh nghiệp đỡ khó khăn phần nào”, ông Hoàng nhấn mạnh.
Ngày 8/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất và có hiệu lực ngay lập tức đã tác động tích cực, như luồng gió mới tiếp sức cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước đại dịch COVID-19.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia hiện doanh nghiệp đang rất khó khăn trong việc duy trì sản xuất, kinh doanh. Do ảnh hưởng dịch bệnh, doanh nghiệp vừa chống dịch, vừa lo công ăn việc làm cho lao động, nên sự hỗ trợ của Nhà nước trong thời điểm này để tồn tại là rất cần thiết.
Ông Trương Đình Hoè, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, do tác động của dịch COVID-19, đặc biệt bắt đầu từ tháng 3/2020, hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản đang bị ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng.
Cho tới thời điểm hiện nay, đa số doanh nghiệp đã bị sụt giảm từ 35 đến 50% đơn hàng do bị hủy, lùi đơn hàng hoặc thiếu nguyên liệu. Lượng hàng thành phẩm tồn kho lớn, nhiều lô hàng xuất - nhập đang bị trì hoãn, khách hàng chậm thanh toán ảnh hưởng tới vòng quay vốn lưu động và lịch thanh toán nợ vay đến hạn trong tháng 3, 4 và 5/2020, doanh thu XK cũng đã giảm đáng kể.
Trước thực trạng trên, VASEP cũng đã có những kiến nghị ban đầu đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp về giãn, giảm thuế, tiếp cận vốn... Hiện nay, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có những chủ trương doanh nghiệp chưa kịp đề xuất, Chính phủ đã đi trước ban hành nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.
“VASEP đang khảo sát các doanh nghiệp xem họ tiếp nhận các chính sách hỗ trợ này nào như thế nào, có khó khăn gì không để có những bước tiếp theo hỗ trợ doanh nghiệp...” -ông Trương Đình Hoè chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
10:13, 09/05/2020
10:10, 09/05/2020
09:08, 09/05/2020
08:13, 09/05/2020