HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 4: Bắt trúng "mạch" của tệ tham nhũng

Diendandoanhnghiep.vn Chống tiêu cực tốt là ngăn ngừa tham nhũng trước một bước, như vậy mới có thể trị “cả gốc lẫn ngọn” tình trạng tham nhũng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Phẩm chất đạo đức mới là cái gốc, đạo đức tốt thì cần gì tham nhũng". 

Xét từ góc độ pháp luật, tham nhũng là một hiện tượng xã hội gắn liền với sự ra đời của giai cấp và nhà nước. Tham nhũng tồn tại ở tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, chế độ kinh tế, xảy ra ở mọi lĩnh vực liên quan đến hoạt động quản lý xã hội.

Xuyên suốt kể từ khi trở thành một đảng cầm quyền, Đảng ta luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Công tác này càng đặc biệt được coi trọng khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển tại Việt Nam; tiền bạc, vật chất ngày càng trở thành cám dỗ không dễ vượt qua với những người có chức vụ, quyền lực bị suy thoái về đạo đức, lối sống, sa đà vào chủ nghĩa cá nhân, nhu cầu hưởng thụ của bản thân và gia đình.

Từ Đại hội VIII cho đến Đại hội XI, Đảng đều thẳng thắn nhìn nhận: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi”.

Trong đánh giá của Văn kiện Đại hội XIII, một số biểu hiện tiêu cực nghiêm trọng mới nổi lên được nhận diện, nhấn mạnh: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi”; “Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cũng như những mâu thuẫn xã hội còn diễn biến phức tạp”.

Chỉ tính riêng trong nhiệm kỳ Đại hội XII, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 1.300 tổ chức đảng và 87.000 đảng viên vi phạm. Ngành Thanh tra, Kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 580 nghìn tỷ đồng, gần 9.000 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm hơn 9.700 tập thể, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 480 vụ việc có dấu hiệu tội phạm…

Cũng trong nhiệm kỳ Đại hội XII, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp xử lý kỷ luật hơn 3.200 cán bộ, đảng viên vi phạm liên quan đến tham nhũng, trong đó hơn 110 cán bộ diện Trung ương quản lý… Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng được nâng lên, đạt tỷ lệ trung bình hàng năm hơn 32% so với số tiền có điều kiện thi hành, tăng gấp 3 lần so với nhiệm kỳ trước.

Mới nhất, việc công khai kỷ luật 9 tướng lĩnh Cảnh sát biển chứng tỏ một thời kỳ mới mà như đồng chí Tổng Bí thư và Đảng ta đã nói là “dân chủ, công khai, minh bạch.

Rằng, Đảng và Nhà nước ta luôn kiên quyết, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực với nguyên tắc không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không bị tác động không trong sáng bởi bất cứ tổ chức, cá nhân nào.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng răn dạy: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do quá trình đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Vì lẽ đó, chúng ta không ai vui sướng gì khi xảy ra những sự việc thế này. Nhưng mừng bởi tổ chức Đảng của chúng ta vì sự vững mạnh, trong sạch mà quyết tâm cao độ, qua đó mới làm rõ được những vụ việc như thế này.

Thực tế đau lòng trên cho thấy, đã có những người từng được xã hội tôn vinh, từng vang bóng một thời, nhưng không thắng nổi cái tôi vị kỷ, vun vén cá nhân, dẫn đến vi phạm pháp luật, tham nhũng, vướng vào vòng lao lý.

Hoặc, có không ít trường hợp được biết đến khi lúc đầu chỉ là ăn cắp vặt, nhưng dần dần ăn cắp lớn rồi cấu kết với nhau làm hại ngân khố của Nhà nước, hủy hoại đạo đức xã hội, làm mất niềm tin của nhân dân.

Tức là, chúng ta cũng rút ra được vấn đề: Có tiêu cực mới đẻ ra tham nhũng, tiêu cực và tham nhũng có gắn bó mật thiết với nhau. Nếu không suy thoái về đạo đức, lối sống thì sẽ không có tham nhũng. Vì vậy, tham nhũng cũng chỉ là hệ quả của những con người hư hỏng về phẩm chất đạo đức, lối sống.

Hội nghị Trung ương 4.

Hội nghị Trung ương 4.

Cho nên, phải xử tận gốc của tham nhũng là tập trung vào chống sự suy thoái về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Tại Hội nghị Trung ương 4 vừa diễn ra mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Phẩm chất đạo đức mới là cái gốc, đạo đức tốt thì cần gì tham nhũng. Suy thoái phẩm chất tư tưởng chính trị đạo đức đã tạo ra hành vi tham nhũng. Do đó chúng ta phải đánh tận gốc vấn nạn này và tôi đề nghị các đồng chí lưu ý cho ý đó”.

Có thể nói, Đảng đã bắt trúng mạch của tệ tham nhũng. Thế nhưng, để chiến thắng kẻ thù hiểm nguy vô hình này, không thể một sớm, một chiều. Ðó là cuộc chiến lâu dài cần sự đồng lòng, góp sức của các tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.

Chính vì vậy, hơn ai hết, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là những người đứng đầu, cần chủ động tự răn dạy, soi lại mình, không ngừng rèn luyện tu dưỡng để không sa vào cái hố tham nhũng, tiêu cực rồi trả giá bằng những kết cục đau xót. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 4: Bắt trúng "mạch" của tệ tham nhũng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711727554 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711727554 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10