“Hồi sinh” sàn giao dịch hàng hoá

Thy Hằng 01/06/2018 05:30

Nghị định số 51/2018/NĐ-CP với nhiều quy định “thoáng” được kỳ vọng sẽ thúc đẩy giới kinh doanh giao dịch trên sàn hàng hóa “trở mình thức giấc”.

Đã hơn 7 năm trôi qua kể từ khi những sàn giao dịch hàng hóa và “như hàng hóa” ra đời hàng loạt như Sàn giao dịch Vàng, Sở Giao dịch Hàng hóa Info (Hà nội), Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC),… tuy nhiên, các sàn giao dịch này gần như đã “bất động” ở hiện tại.

p/Ngày 16/7/2018, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động để kết nối liên thông với các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới... Danh mục hàng hóa dự kiến được niêm yết trên sàn của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam sẽ gồm 40 mặt hàng chủ lực.

Ngày 16/7/2018, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động để kết nối liên thông với các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới... Danh mục hàng hóa dự kiến được niêm yết trên sàn của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam sẽ gồm 40 mặt hàng chủ lực.

Có thể bạn quan tâm

  • Sàn giao dịch hàng hóa “thoi thóp”

    00:00, 11/06/2012

  • Sàn giao dịch hàng hóa: Không nên đánh giá vội vàng

    00:00, 18/03/2010

Nghị định 51 cho phép các Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam liên thông với những Sở Giao dịch hàng hóa thế giới cũng như thành viên các Sở Giao dịch hàng hóa thế giới.

Thứ hai, thay đổi căn bản nội dung khi cho phép các Sở Giao dịch hàng hóa được niêm yết giao dịch tất cả các mặt hàng mà nhà nước không cấm và những mặt hàng kinh doanh có điều kiện, trong đó có các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu cũng như những mặt hàng Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu lớn để phục vụ sản xuất kinh doanh.

Kỳ vọng là vậy, tuy nhiên tính hiệu quả của Nghị định còn bỏ ngỏ, bởi theo bà Nguyễn Phương Dung, Phó phòng Hạ tầng thương mại, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương): “Tập quán kinh doanh của người Việt Nam, đa phần sản xuất nhỏ, sản xuất hàng hóa không theo tiêu chuẩn và thích mua bán trực tiếp thông qua thương lái chứ không thích lên sàn”.

Có cùng quan điểm, Chuyên gia Vũ Vĩnh Phú cũng cho rằng thách thức là rất lớn khi mô hình sàn giao dịch chưa thực sự đủ sức hút với nhà đầu tư và doanh nghiệp, các sản phẩm hợp đồng giao dịch còn chưa phong phú, đa dạng. Cùng với đó, số lượng các nhà đầu tư, cán bộ có trình độ, hiểu biết sâu về lĩnh vực này còn rất hạn chế...

Do đó, ông Phú nhấn mạnh, Nhà nước phải có cơ chế cho các sàn giao dịch, tạo cú hích cho nhà đầu tư. ”Có thể khuyến khích bằng cách miễn thuế 1-2 năm cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia vào sàn. Nghị định 51 cũng cần bổ sung thêm những chi tiết hướng dẫn đảm bảo minh bạch, công khai, thuận tiện tạo điều kiện cho DNNVV tham gia vào sàn”, ông Phú nói.

Đặc biệt, theo vị chuyên gia này, cần gắn việc thành lập các sàn giao dịch với chợ đầu mối. Dẫn chứng mô hình sàn giao dịch nông sản của Tây Ban Nha và Trung Quốc, hay Thái Lan, ông Phú cho biết: “Tây Ban Nha xây dựng những chợ nông sản rộng tới 127ha, vốn đầu tư 870 triệu USD, và đặt sàn giao dịch trong đó, gắn sàn với chợ đầu mối có cơ sở hạ tầng tốt. Ở Thái Lan thì chợ nông sản 20ha nhưng có cả phòng thí nghiệm tại chợ, kiểm soát chất lượng từ vùng sản xuất đến khi vào chợ, lên sàn. Các chợ này phải đảm bảo cơ sở hạ tầng, công nghệ, tích hợp công năng và tập trung hàng hoá”.

Cũng theo ông Phú, chính sách các nhà nước phải là gom vào quản lý. Bởi việc nhà đầu tư phải vào 10 website cho 10 loại nông sản chủ lực khác nhau là rào cản với nhà đầu tư. Cùng với đó cũng không nên làm đồng loạt các sàn giao dịch nên thí điểm từng vùng, có thể bắt đầu với khu vực phía nam, nơi tập trung 70% sản phẩm nông sản cả nước. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Hồi sinh” sàn giao dịch hàng hoá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO