"Phong trào Áo vàng" chưa thể chấm dứt đã cho thấy một thực tế, nhiều công dân Pháp đang sống trong tình trạng bất ổn kinh tế.
Khi những người biểu tình lần đầu tiên xuống đường vào tháng 11 năm ngoái để phản đối thuế nhiên liệu, phong trào "Áo khoác vàng" nổi lên như một tiếng nói cho sự thất vọng chung của người dân đối với sự trì trệ và bất bình đẳng của Pháp.
Trong khi số lượng người biểu tình chưa bao giờ vượt quá con số 300.000 người, kể cả khi ở thời kỳ đỉnh cao, phong trào này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng, một tín hiệu cho thấy sự bất mãn gia tăng với Tổng thống Macron.
Có thể bạn quan tâm
06:00, 11/12/2018
04:41, 09/12/2018
06:00, 06/12/2018
Theo nhiều cách, người lao động nghèo tại Pháp cảm thấy họ đang bị bỏ lại phía sau. Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, mức sống người dân đã bị đình trệ ở Pháp, trong khi thập niên 1990 gần như tăng liên tục (trừ giai đoạn 2002-2004).
Tiền lương tại Pháp cũng tương đối thấp so với các quốc gia phương Tây. Trong năm 2015, 10% người giàu nhất nước Pháp nhận được 56,640 Franc/ngày trong khi đó 10% những người nghèo nhất chỉ nhận được 8.280Franc/ngày. Đặc biệt, các cá nhân trong khung thu nhập cao nhất chỉ chiếm 1% dân số.
Theo nghiên cứu của Viện thống kê và kinh tế quốc gia (INSEE), hơn 14% dân số Pháp sống dưới mức nghèo khổ. Tỷ lệ thất nghiệp của Pháp cũng đã tăng trên 9% trong thập kỷ qua. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của 28 thành viên EU đạt mức trung bình 6,7% trong tháng 11/2018.
Mặc dù sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo ở Pháp ít cực đoan hơn so với Mỹ nhưng vẫn đủ để gây ra những mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội. Điều này đã dẫn tới tình trạng bất ổn tồi tệ nhất mà Pháp đang trải qua trong nhiều thập kỷ.
Việc tăng thuế nhiên liệu được cho là đã đánh trực diện vào những người nghèo nhất, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn do tiền xăng đi lại là khoản chi bắt buộc. Điều này đã làm nhiều người cảm thấy chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron không quan tâm nhiều tới nhu cầu của người dân lao động.
Trong một cuộc họp giữa chính phủ Pháp và những người tham gia "phong trào Áo vàng", họ cho rằng người nghèo đang phải chịu áp lực tài chính trong khi người giàu cất giấu tiền của họ một cách an toàn trong các thiên đường thuế.
Một báo cáo từ liên minh chính cho cơ quan thuế của Pháp cho thấy thực tế con số này cao hơn nhiều, việc trốn thuế khiến chính phủ phải chi trả từ 80 đến 100 tỷ euro trong năm 2017.
Tổng thống Macron đã bắt đầu một "tour du lịch lắng nghe" trên toàn quốc để nghe những bất bình của người dân. Một khi biện pháp trên được thực hiện, ông cần đưa ra một phản ứng phù hợp với những mối quan tâm thường xuyên của những người biểu tình.
Theo các chuyên gia, Tổng thống nên tiếp tục cam kết khôi phục nền kinh tế và tạo cơ hội cho những người bị bỏ lại phía sau. Mặc dù điều này sẽ mang lại cho ông hai thách thức lớn.
Thách thức đầu tiên nằm ở việc tiếp tục thực hiện các cải cách trong bối cảnh hạn chế tài khóa. Chi tiêu công chiếm 56% tổng sản phẩm quốc nội, cao nhất trong số các quốc gia tiên tiến - đã không giảm như Macron đã hứa.
Đồng thời việc hoãn thuế nhiên liệu và đưa ra những nhượng bộ cho những người biểu tình sẽ lấy đi khoảng 10 tỷ euro (11,35 tỷ USD) từ ngân sách nhà nước. Điều đó có thể sẽ đẩy thâm hụt của Pháp vượt quá giới hạn bắt buộc của Liên minh châu Âu.
Thách thức thứ hai đối với Tổng thống Macron là làm cho chính phủ Pháp đến gần hơn với cử tri. Đối với những người biểu tình và những người ủng hộ "phong trào Áo Vàng", họ chia sẻ rằng cảm giác rằng họ không được lắng nghe, và Paris quá xa vời để những kiến nghị của người dân trong thị trấn và vùng ngoại ô có thể đến được. Tổ chức bầu cử giữa nhiệm kỳ có thể là một giải pháp hiệu quả?