“Hợp thức hóa” hay “chiêu trò” tiếp tay cho sai phạm của Vietracimex?

KHÔI NGUYÊN 22/06/2020 12:05

“Phạt không cho tồn tại” là thông điệp mà Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà đã nhấn mạnh tại hội nghị Chính phủ với địa phương, đã đến lúc phải chấm dứt công trình sai phép, sai quy hoạch được tồn tại.

hihii

Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) đã tổ chức xây dựng sai GPXD được cấp tại dự án Hinode City 201 Minh Khai. (Ảnh Dân Việt chụp tháng 8/2019)

Từ ngày 1/1/2018, Nghị định 139 của Chính phủ quy định các công trình sai phép, không phép phải khôi phục theo đúng quyết định chứ không có chuyện “phạt cho tồn tại”.

Tại Hà Nội, nhiều công trình “tai tiếng” với hàng loạt sai phạm, nhưng lạ lùng là chúng vẫn không bị tháo dỡ, thậm chí còn được chính quyền địa phương hợp thức hóa bằng nhiều cách, để rồi những chủ thể vi phạm đó vẫn “sừng sững”, đứng hiên ngang cùng bức xúc của dư luận.

Điển hình phải phải kể đến là tổ hợp gần 5.000 tỷ của Vietracimex đang chờ hợp thức sai phạm giữa Thủ đô, mặc dù chưa được nghiệm thu, dự án cũng đang trong quá trình điều chỉnh phương án kiến trúc và khắc phục vi phạm xây dựng, nhưng hàng trăm căn hộ đã có cư dân về ở, bất chấp an toàn và quy định pháp luật.

Theo đó, dự án Khu văn phòng, nhà ở và nhà trẻ (tên thương mại Hinode City) có địa chỉ tại số 201 Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội do Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) làm chủ đầu tư. Dự án này có diện tích sử dụng đất hơn 2,8ha; có tổng mức đầu tư hơn 4.825 tỷ đồng và tiến độ thực hiện dự án điều chỉnh từ quý I/2017 đến quý I/2021.

Do quá trình triển khai dự án chủ đầu tư Vietracimex đã không tuân thủ các quy định khi xây dựng sai với các quyết định đã được thẩm duyệt nên bị UBND quận Bai Bà Trưng phạt số tiền 40 triệu đồng.

Theo đó, quận Bai Bà Trưng  đã yêu cầu chủ đầu tư trong thời gian 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Vietracimex phải làm thủ tục đề nghị cơ quan thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng.

“Hết thời hạn này, Vietracimex không xuất trình người có thẩm quyền xử phạt GPXD điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm theo quy định”, Quyết định cũng nêu rõ.

Thế nhưng, đáng ngạc nhiên là đến nay, sau gần 1 năm bị xử phạt vi phạm hành chính, dự án vẫn đang trong quá trình điều chỉnh, chưa được cấp bổ sung GPXD. Nhưng các sai phạm vẫn không bị cưỡng chế phá dỡ, thậm chí các hoạt động thi công xây dựng vẫn vô tư diễn ra mà không hề “vướng” sự quản lý của các cơ quan chức năng cũng như chính quyền quận Hai Bà Trưng. Đáng nói là đến nay, hàng trăm căn hộ đã có cư dân đến ở mặc dù công trình chưa được nghiệm thu bất chấp nguy cơ mất an toàn và các quy định của pháp luật.

Điều đó, khiến dư luận không khỏi đặt nghi vấn, có sự “chống lưng” tiếp tay cho sai phạm? Phải chăng, “hợp thức hóa” là “chiêu trò” để chủ đầu tư thoải mái được “ưu ái” một cách đúng luật? Có hay không tồn tại lợi ích nhóm tại địa phương này?

hihih

Dư luận không khỏi hoài nghi về việc có thế lực lớn “chống lưng”, tiếp tay cho sai phạm của Vietracimex? (Ảnh Dân Việt chụp tháng 3/2020)

Đến đây cũng cần nhắc thêm, Vietracimex được xem là thương hiệu có “máu mặt” trong lĩnh vực bất động sản, nhưng nhìn lại quá khứ với những “vệt đen” khó rửa khiến nhiều người không khỏi “giật mình” về việc xử lý sai phạm đối với đơn vị này.

Đó là sai phạm từ việc cổ phần hóa, kết luận thanh tra số 111/TB-TTCP ngày 20/1/2016 của Thanh tra Chính phủ đã cho thấy có nhiều sai phạm trong quá trình cổ phần hóa phần góp của nhà nước tại doanh nghiệp. Cụ thể là việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và quy định của pháp luật trong việc tổ chức Đại hội cổ đông bất thường (ngày 3/6/2006).

Được biết, phải mất gần 2 năm, Thanh tra Chính phủ mới có thể ra được kết luận cuối cùng của vụ việc này. Đến 11/4/2017 tức sau 15 tháng kể từ khi Kết luận thanh tra số 3792/KL - TTCP về việc chấp hành chính sách, pháp luật trong việc cổ phần hóa Tổng công ty Thương mại và Xây dựng – Vietracimex được công bố.

Một sai phạm nghiêm trọng cũng cần phải nhắc tới, đó là dự án nhà máy thủy điện Tả Thàng do Công ty Cổ phần thủy điện Vietracimex Lào Cai (Công ty con thuộc Tổng CTCP thương mại xây dựng – Vietracimex) làm chủ đầu tư. Dự án này được khởi công tháng 5/2009, hoàn thành năm 2013 và đi vào phát điện.

Người dân bức xúc triền miên về những khuất tất trong đền bù giải phóng mặt bằng. Với những dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, ngày 13/4/2018, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh Lào Cai đã quyết định thanh tra nhà máy thủy điện Tà Thàng trong vòng 45 ngày làm việc.

hihih

Tại khu vực hầm toà nhà dự án Hinode City chưa được nghiệm thu có hàng trăm phương tiện ô tô, xe máy (Ảnh Vietnamnet)

Sau thanh tra, nhận thấy rõ những sai phạm nghiêm trọng tại dự án, UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo: Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng tham mưu đề xuất việc xử lý khắc phục thủ tục pháp lý về xây dựng của dự án thủy điện Tà Thàng. Tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân vi phạm để xử lý.

Ngoài những thiếu sót, vi phạm trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan chức năng trên địa bàn (Sở TNMT, UBND huyện Sa Pa, UBND huyện Bảo Thắng), Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cũng yêu cầu: Công ty CP thủy điện Vietracimex Lào Cai khẩn trương nộp số tiền 46,9 tỷ đồng nợ thuế, phí về Cục thuế, Quỹ bảo vệ phát triển rừng. Đồng thời thực hiện ngay việc nộp tiền thuê đất sau khi hoàn thiện thủ tục thuê đất.

Như vậy, sau hơn 5 năm đi vào phát điện, nhà máy này vẫn chưa thực hiện việc thuê đất, không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều này gây bất bình dư luận, thất thu ngân sách, lãng phí tài nguyên môi trường và dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Dẫu vậy, không biết bằng cách nào, nhà máy thủy điện này vẫn “vô tư” được phê duyệt, xây dựng và hoạt động trong hơn 9 năm qua (!?).

Dư luận hoài nghi và bức xúc khi cho rằng, hàng loạt vi phạm đã thành “vệt đen” của Vietracimex chỉ được xử lý kiểu “đánh trống bỏ dùi”, “phạt cho có”. Và hàng loạt sai phạm tại dự án Hinode City của đơn vị này hiện nay đang chờ được “hợp thức hóa” là một minh chứng rõ nhất về việc có sự ưu ái “lạ lùng”(?!).

Người dân không khỏi hoài nghi về việc có thế lực lớn “chống lưng”, tiếp tay cho sai phạm của Vietracimex?

Thông tin trên báo chí, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng đã khẳng định:

Khi chưa thể nghiệm thu thì không thể cho người dân vào ở. Đó là bắt buộc đồng nghĩa với việc không thể đưa vào sử dụng. Chưa hoàn tất các thủ tục mà đưa dân vào ở là vi phạm, phải xử lý”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Hợp thức hóa” hay “chiêu trò” tiếp tay cho sai phạm của Vietracimex?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO