Hướng tái cơ cấu của EVF

LÊ MỸ 18/03/2024 03:20

Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVNFinance, HoSE: EVF) đang xây dựng lại tầm nhìn, chiến lược kinh doanh, đẩy mạnh ESG và có thể chọn cổ đông chiến lược.

>>>Tài chính tiêu dùng - "Trụ" của kỳ vọng phục hồi tăng trưởng năm 2024

Đây là một số nội dung trong đề án tái cơ cấu của EVF, dự kiến trình ĐHĐCĐ 2024.

 EVF đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 585 tỷ đồng.

EVF đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 585 tỷ đồng.

Sự thay đổi của khối ngoại

EVF, cùng với OCB, là 2 mã cổ phiếu trên thị trường đã được FTSE Russell công bố vào rổ danh mục FTSE Vietnam Index đầu tháng 3/2024. Công ty Chứng khoán Phú Hưng dự tính, FTSE ETF tham chiếu FTSE Vietnam ETF sẽ mua vào EVF với số lượng 7,3 triệu đơn vị, tương ứng với tỷ trọng 1,52% danh mục.

Trước đó, tính đến cuối tháng 2/2024, cổ phiếu EVF đã tăng 160% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc EVF được dự báo khối ngoại mua vào sẽ là một trong những cơ sở đẩy cổ phiếu này tăng tốc.

Ngoài ra, thị trường còn xuất hiện tin đồn một tổ chức đầu tư châu Á đang muốn mua vào lượng lớn EVF, cũng tác động tích cực đến cổ phiếu này.

409 tỷ đồng là lợi nhuận trước thuế năm 2023 của EVF, giảm khoảng 10% so với năm 2022.

Đáng chú ý, thông tin này khớp với động thái “phản ứng” từ một trong những nội dung về tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 theo đề án mà EVF kiến trình ĐHĐCĐ. Theo đó, từ tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài hiện nay tại EVF là 50%, HĐQT trình cổ đông thông qua tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài là 15%. Điều này được hiểu là một động thái khóa room ngoại để hướng đến tạo điều kiện cho cổ đông đối tác chiến lược trong nước tham gia.

>>>Đẩy lùi tín dụng đen bằng tài chính tiêu dùng

Khó khăn, thách thức với EVF

Cũng theo đề án, EVF trình lựa chọn chiến lược kinh doanh theo hướng tích hợp các yếu tố bền vững. Trên cơ sở thực trạng, Công ty muốn thông qua 3 trụ cột chính là quản trị phát triển bền vững, quản trị rủi ro phát triển bền vững, khung sản phẩm bền vững để hướng tới mô hình công ty tài chính có trách nhiệm.

Đối với phương án triển khai tái cơ cấu gắn liền xử lý nợ xấu, EVF cho biết nhiều năm nợ xấu dưới 3% đã giúp công ty tiệm cận các chỉ tiêu theo Basel II để đảm bảo an toàn. Tại cuối 2023, nợ xấu của EVF là 1,08%.

Tuy vậy, EVF cũng đang đối mặt với những thách thức, rủi ro như: Giới hạn chặt chẽ hơn trong quy định về hoạt động huy động vốn của công ty tài chính so với ngân hàng thương mại đã giới hạn khả năng đa dạng nguồn vốn huy động tại EVF. Do vậy, EVF phải nỗ lực trong việc giữ, duy trì tệp khách hàng, dẫn đến có giai đoạn, thời điểm huy động tiền gửi có mức độ tập trung hơi cao.

Ngoài khó khăn chung của thị trường, là công ty tài chính, hoạt động tín dụng của EVF gặp nhiều khó khăn hơn so với ngân hàng thương mại do khách hàng không mở được tài khoản thanh toán tại EVF. Cùng với đó là hoạt động thu hồi nợ xấu vốn dĩ là hoạt động khó khăn, nhất là trong bối cảnh kinh tế gặp khó.

Năm 2024, EVF đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ thêm 638,4 tỷ đồng. Ngoài ra, EVF phấn đấu tổng tài sản đạt 54.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 585 tỷ đồng, lần lượt tăng 10% và 43% so với thực hiện 2023.

Để đạt được mục tiêu này, rõ ràng EVF sẽ phải rất nỗ lực vượt bối cảnh thị trường cho vay tiêu dùng vẫn chưa có tín hiệu rõ ràng về việc thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt khó khăn trước các thông tin tiêu cực về tín dụng tiêu dùng và thu hồi nợ nói chung.

Có thể bạn quan tâm

  • Vay tiêu dùng sẽ sớm phục hồi

    Vay tiêu dùng sẽ sớm phục hồi

    03:50, 16/03/2024

  • Giải pháp thúc đẩy cho vay tiêu dùng trong năm 2024

    Giải pháp thúc đẩy cho vay tiêu dùng trong năm 2024

    05:08, 02/01/2024

  • Cần có trần lãi suất vay tiêu dùng và sàn giao dịch nợ xấu tiêu dùng

    Cần có trần lãi suất vay tiêu dùng và sàn giao dịch nợ xấu tiêu dùng

    11:27, 30/11/2023

  • Nhiều TCTD cắt giảm cho vay tiêu dùng, tránh nợ xấu phát sinh

    Nhiều TCTD cắt giảm cho vay tiêu dùng, tránh nợ xấu phát sinh

    16:04, 16/11/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Hướng tái cơ cấu của EVF
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO