Huyện Lạc Thủy (Hòa Bình): Thu hút đầu tư để phát triển du lịch

Diendandoanhnghiep.vn Xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, những năm qua, huyện Lạc Thuỷ đã tranh thủ mọi nguồn lực khai thác tiềm năng, thế mạnh, đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư lĩnh vực du lịch.

>> Huyện Tân Lạc "Hòa Bình: Thu hút đầu tư để phát triển du lịch

Lạc Thủy là huyện trung du nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hòa Bình. Vùng đất có vị trí địa lý thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi, có nhiều tuyến giao thông trọng yếu đi qua như: đường Hồ Chí Minh, hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ kết nối, tiếp giáp với các vùng trọng điểm về du lịch như Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội. Với những thuận lợi và tiềm năng lớn, cùng chính sách cởi mở, tận tình trong thu hút đầu tư, Lạc Thủy đã và đang là điểm đến hấp dẫn và tin cậy các nhà hoạch định, các nhà đầu tư.

Diễn đàn Doanh nghiệp có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hải – Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy về định hướng, tầm nhìn đưa huyện sớm trở thành điểm đến hấp dẫn về du lịch.

Quần thể khu du lịch chùa Tiên, xã Phú Nghĩa (Lạc Thuỷ) thu hút du khách đến thăm quan, chiêm bái (Ảnh internet)

Quần thể khu du lịch chùa Tiên, xã Phú Nghĩa (Lạc Thuỷ) thu hút du khách đến thăm quan, chiêm bái (Ảnh internet)

- Với những tiềm năng riêng, Lạc Thủy được quy hoạch là vùng trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh. Ông hãy cho biết huyện đã triển khai giải pháp về quy hoạch, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển các loại hình du lịch tâm linh, sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử như thế nào?

Huyện Lạc Thủy có nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng là tiềm năng, lợi thế vững chắc để kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Toàn huyện có 6 di tích xếp hạng quốc gia, 11 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Trong đó phải kể đến quần thể khu du lịch chùa Tiên, di tích khảo cổ học Động Tiên (xã Phú Nghĩa); di tích khảo cổ học hang Đồng Thớt (TT Ba Hàng Đồi); quần thể hang động Núi Niệm (xã Phú Thành); di tích lịch sử cách mạng Nhà máy in tiền đồn điền Chi Nê (xã Phú Nghĩa); hang Luồn (trên địa bàn TT Chi Nê, xã Yên Bồng, xã Đồng Tâm); động Thuỷ Tiên tại xã Yên Bồng, Khu du lịch sinh thái đồi Bô, tại xã Đồng Tâm,... Di tích lịch sử cách mạng: Tổ Đảng Hoàng Đồng (xã Khoan Dụ), Đài phát thanh Phathes Lào (xã An Bình),…Trên địa bàn huyện có 32 lễ hội truyền thống.

Vẻ đẹp huyền bí của động Đầm Đa thuộc huyện Lạc Thủy

Vẻ đẹp huyền bí của động Đầm Đa thuộc huyện Lạc Thủy

Để kích cầu du lịch, huyện tập trung đẩy mạnh công tác tuyên tuyền quảng bá, có tính chất chuyên nghiệp bằng hình ảnh, các ấn phẩm để phản ánh, giới thiệu về du lịch Lạc Thủy. Xúc tiến kêu gọi đầu tư, hỗ trợ các tổ chức cá nhân tham gia xây dựng các sản phẩm du lịch. Năm 2022, huyện tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 để du lịch thích ứng với tình hình mới. UBND huyện đã xây dựng kế hoạch đón khách du lịch, chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra việc chấp hành "5K"; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước và các xã, thị trấn trong quản lý di tích ở địa phương. Phấn đấu phát triển khu du lịch chùa Tiên thành khu du lịch quốc gia, lấy du lịch tâm linh, quần thể khu danh lam thắng cảnh chùa Tiên là sản phẩm chủ lực mang tính đặc thù, nối các điểm di tích tại các xã lân cận như: Phú Thành, TT Chi Nê, Đồng Tâm...

Dãy núi Hương Tích trải dài qua vùng đất Lạc Thủy thơ mộng

Dãy núi Hương Tích trải dài qua vùng đất Lạc Thủy thơ mộng

Một trong những lợi thế lớn về phát triển du lịch của Lạc Thủy là có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy thuận tiện kết nối với các quần thể du lịch lớn. Từ TT Chi Nê - Trung tâm huyện Lạc thủy đến chùa Tam Chúc, quần thể du lịch tâm linh lớn nhất thế giới, tại Kim Bảng, Hà Nam khoảng 15km. Cách 40km quần thể du lịch nổi tiếng Bích Động, Bái Đính, Ninh Bình. Hiện tại, đã có dự án đầu tư xây dựng tuyến cáp treo Hương Bình, từ chùa Tiên (xã Phú Nghĩa) sang quần thể chùa Hương Tích (Mỹ Đức - Hà Nội),…cách Lạc Thủy khoảng 15km, tạo thành tua, tuyến du lịch để thu hút khách du lịch. Đây là một thuận lợi lớn để đầu tư phát triển du lịch của Lạc Thủy.

 Bên cạnh đó, huyện tăng cường công tác quản lý lễ hội, du lịch theo phân cấp; tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch tại các khu di tích thu hút khách thăm quan. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, tôn tạo các hạng mục công trình tại các khu di tích, khang trang, sạch đẹp; quan tâm công tác ANTT, an toàn vệ sinh thực phẩm tại các điểm du lịch. Xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, Vì vậy, chúng tôi hướng tới mục tiêu xây dựng hình ảnh du lịch Lạc Thuỷ an toàn, thân thiện, mến khách, văn minh, lịch sự, thực sự là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước - ông Hải nhận định.

- Tiềm năng du lịch và những lợi thế, vậy để các nhà đầu tư về với huyện, với vai trò người đứng đầu, huyện sẽ tạo cơ chế, chính sách, cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng như nào thưa ông?

Với quan điểm xuyên suốt, đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư, cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Thủy đã có những hành động cụ thể, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn về các thủ tục đầu tư, GPMB, để các dự án triển khai đảm bảo tiến độ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

Đô thị Lạc Thủy ngày nay

Đô thị Lạc Thủy ngày nay

Ngày 26/10/2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2596/QĐ-UBND, phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình đến năm 2040, là trung tâm kinh tế phía Nam của tỉnh Hòa Bình. Mục tiêu của quy hoạch nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, và du lịch. Bên cạnh đó, Đề án quy hoạch định hướng phát triển khu vực đô thị đến năm 2030. Lạc Thủy sẽ có 2 đô thị, trong đó tập trung cải tạo, chỉnh trang và nâng cấp 2 đô thị hiện hữu. Hình thành đô thị mới Thống Nhất theo chuẩn đô thị loại V. Định hướng đến năm 2040, huyện Lạc Thủy có 3 đô thị, gồm: Đô thị TT Chi Nê đạt chuẩn đô thị loại IV, đô thị Ba Hàng Đồi, đô thị mới Thống Nhất theo chuẩn đô thị loại V.

Đến nay, huyện có khoảng 68 dự án đăng ký đầu tư, tổng vốn khoảng 49.202 tỷ đồng, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ. Ưu tiên lựa chọn các nhà đầu tư, doanh nghiệp lớn, có tiềm năng, sản xuất sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường vào đầu tư vào KCN, KĐT trên địa bàn. Trong đó đã có có 35 dự án đi vào sản xuất kinh doanh chiếm 51,47% tổng số dự án, bước đầu đóng góp vào ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Các dự án còn lại đang thực hiện các thủ tục đầu tư, xây dựng hạ tầng, thu hồi đất, GPMB cơ bản theo tiến độ cam kết.

>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chuyển mục đích sử dụng đất tại tỉnh Hòa Bình

>> Hòa Bình: Cao Phong đẩy mạnh xúc tiến đầu tư hướng tới 20 năm thành lập

Địa bàn huyện có nhiều dự án trọng điểm được kỳ vọng khi hoàn thành sẽ tạo cơ hội bứt phá chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững của tỉnh như: Dự án nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện tại xã Yên Bồng, tổng mức đầu tư 8.000 tỷ đồng; dự án xi măng Xuân Thiện 29.800 tỷ đồng; dự án tuyến cáp treo Hương Bình tại xã Phú Lão, tổng mức đầu tư 676 tỷ đồng; dự án khu du lịch tâm linh xã Phú Lão, tổng mức đầu tư 3.123 tỷ đồng; khu tổ hợp thể thao – văn hóa, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch, sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản ở xã Đồng Tâm, tổng mức đầu tư 800 tỷ đồng; dự án sân golf Đồng Tâm…

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đặt mục tiêu đến năm 2025, Lạc Thủy nằm trong tốp đầu của tỉnh thu hút 60 dự án đầu tư vào địa bàn, tổng vốn đăng ký 20.000 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 200 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 105 triệu đồng. Để thực hiện mục tiêu này, chúng tôi, luôn không ngừng nâng cao hiệu quả công tác cải cách TTHC, đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư, tập trung chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Hỗ trợ nhà đầu tư nghiên cứu, triển khai dự án trên địa bàn. Trong đó, tăng cường vai trò lãnh đạo cấp ủy, hệ thống chính trị trong GPMB, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư. Phối hợp các đơn vị liên quan rà soát quy hoạch phát triển KT-XH đồng bộ quy hoạch lĩnh vực để làm cơ sở huy động nguồn lực đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng CCN Đồng Tâm sau khi mở rộng diện tích 73,97ha, hoàn thiện đầu tư những hạng mục còn thiếu hạ tầng CCN Phú Thành II. Trên cơ sở đó thu hút các nhà đầu tư các dự án vào CCN; thu hút đầu tư xây dựng 2 khu thương mại hoạt động đa chức năng tại TT Chi Nê và TT Ba Hàng Đồi; kêu gọi đầu tư các khu du lịch nghỉ dưỡng, resort,…

Đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư, chính quyền “không ngồi chờ” mà chủ động đến làm việc với các nhà đầu tư; sát cánh, đồng hành với doanh nghiệp để giới thiệu tiềm năng, lợi thế, cơ hội đầu tư; chủ động tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các dự án. Các dự án trọng điểm, huyện đã chủ động phối hợp với bộ, ngành và địa phương thu hút các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, đề xuất các giải pháp cơ chế, tạo động lực cho sự phát triển. Trong đó tập trung hoàn thiện nhanh chóng các thủ tục cần thiết, tạo điều kiện tối đa để thu hút đầu tư, phát triển các cụm công nghiệp và các dự án trên địa bàn. Qua đó đã huy động hàng trăm tỷ đồng để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, du lịch, công nghiệp, thương mại dịch vụ. Nhiều dự án hạ tầng quan trọng được đầu tư như: hạ tầng du lịch Phú Lão, chùa Tiên, khu di tích Nhà tưởng niệm người có công và cán bộ, công nhân Nhà máy in tiền tại Đồn điền Chi Nê; dự án đường kết nối xã Đồng Tâm sang khu du lịch Bái Đính – Ninh Bình,… mở ra cơ hội rất lớn để thu hút đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh phát triển du lịch, thương mại, đô thị của huyện.

Hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ để thu hút du lịch. Đường xã Khoan Dụ - huyện Lạc Thủy (Ảnh: Hoàng Phương)

Hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ để thu hút du lịch. Đường xã Khoan Dụ - huyện Lạc Thủy (Ảnh: Hoàng Phương)

Xác định phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng là khâu đột phá có vai trò nền tảng quan trọng, để thu hút du lịch vào huyện. Đến nay, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị từng bước được đầu tư, mở rộng, hoàn thiện theo hướng hiện đại hoá, đồng bộ hoá với hình thức đầu tư đa dạng, nguồn vốn đầu tư mở rộng hơn. Hạ tầng đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ được đầu tư ngày một hoàn thiện. Từng bước hình thành hệ thống đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, xanh, thân thiện với môi trường. Nâng cao chất lượng và quản lý tốt quy hoạch đô thị, bảo đảm phát triển bền vững.

Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh uỷ, HĐNĐ-UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành tỉnh và sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Huyện ủy, HĐND-UBND huyện, sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đô thị Lạc Thủy liên tục đạt mức cao. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, có sự chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của toàn Tỉnh, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

Lạc Thủy hiện nay và tương lai sẽ phát huy mọi lợi thế, tiềm năng sẵn có bứt phá vươn lên, phát triển bền vững trở thành đô thị văn minh, hiện đại, là điểm đến hấp dẫn thu hút du lịch trong và ngoài nước - ông Hải nhận định.

- Trân trọng cám ơn ông !

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Huyện Lạc Thủy (Hòa Bình): Thu hút đầu tư để phát triển du lịch tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714151801 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714151801 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10