ILO: Người lao động trong 97% nhà máy dệt may tự nguyện làm thêm giờ

Song Nhi 25/10/2019 16:05

Theo Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố mới đây, người lao động trong 97% các nhà máy được đánh giá tự nguyện làm thêm giờ.

Bộ luật Lao động hiện hành đặt ra giới hạn về giờ làm thêm hàng ngày, hàng tháng và hàng năm; và giới hạn làm thêm giờ trong tháng và trong năm chính là hai điểm  “trói” các doanh nghiệp, trong đó có các nhà máy của ngành dệt may.

theo Better Work hầu hết công nhân cũng muốn có cơ hội làm thêm giờ ở mức hợp lý để có thêm thu nhập.

Theo Better Work hầu hết công nhân cũng muốn có cơ hội làm thêm giờ ở mức hợp lý để có thêm thu nhập

Làm thêm giờ là nhu cầu của cả hai giới

Theo số liệu được công bố tại Báo cáo tổng hợp về tuân thủ trong ngành may mặc (Better Work - do Tổ chức Lao động quốc tế - ILO công bố), mặc dù gần hai phần ba các nhà máy hiện tuân thủ giới hạn làm thêm giờ hàng ngày (12 tiếng bao gồm cả làm chính thức và làm thêm giờ, chỉ 37% nhà máy vi phạm), hầu hết các nhà máy không tuân thủ giới hạn hàng tháng là 30 giờ (77% nhà máy vi phạm); hoặc giới hạn 300 giờ hàng năm (69% nhà máy vi phạm).

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi): Giảm giờ làm có thể khiến tốc độ tăng trưởng giảm đi

    19:28, 23/10/2019

  • Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi): Ép trần giờ làm, Đại biểu Quốc hội lo nông sản “lãnh đủ”

    13:08, 23/10/2019

  • Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi): Nhiều Đại biểu đồng tình giữ giờ làm việc 48 giờ/tuần 

    10:15, 23/10/2019

  • Góp ý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi): Tăng giờ làm thêm là nhu cầu có thực

    05:02, 23/10/2019

Trên thực tế, 77% số nhà máy được đánh giá không tuân thủ giới hạn tăng ca hàng tháng là 30 giờ và 69% không tuân thủ giới hạn tăng ca hàng năm là 300 giờ. Better Work cũng nhận thấy nhiều nhà máy lựa chọn vi phạm ở mức độ nhất định (ví dụ như 60 giờ làm việc mỗi tuần bao gồm cả tăng ca và giờ làm thông thường) và việc này được các nhãn hàng đối tác của họ chấp nhận.

Do nhu cầu làm thêm giờ vào Chủ nhật cao, bốn trong mười nhà máy không thể bố trí ít nhất bốn ngày nghỉ mỗi tháng cho công nhân phải đi làm vào Chủ nhật. Tuy nhiên, tình trạng này cũng đang được cải thiện, khi mà báo cáo năm trước cho thấy 55% các nhà máy không tuân thủ yêu cầu này.

Trong số các nhà máy được đánh giá, có 3% các nhà máy có tình trạng công nhân không tự nguyện đăng ký làm thêm giờ (giảm từ 5 phần trăm trong năm 2017). Như vậy, người lao động tại 97% các nhà máy tự nguyện làm thêm giờ.  Đa số trong trường hợp người lao động không tự nguyện đăng ký, nhà máy coi việc làm thêm giờ là “tự động” đối với người lao động, không cần văn bản xác nhận đồng ý của họ kể cả khi công nhân ngầm đồng ý việc làm thêm giờ. Bởi theo Better Work hầu hết công nhân cũng muốn có cơ hội làm thêm giờ ở mức hợp lý để có thêm thu nhập.

Better Work cũng khẳng định: mặc dù vẫn còn khoảng cách giữa các quy định của pháp luật lao động quốc gia và các tiêu chuẩn lao động quốc tế, nhưng ngành may mặc trong giai đoạn này cũng ghi nhận những phát triển tích cực, giúp các thực hành tại nhà máy phù hợp hơn với quyền được quốc tế công nhận này.

Chế độ cho người lao động đang ngày một tốt hơn

Trong những năm qua, Better Work nhận thấy về cơ bản, điểm tích cực là tất cả các nhà máy đều trả lương cho công nhân đầy đủ và đúng hạn, và gần như tất cả các nhà máy đều đảm bảo người lao động được quyền nhận được ít nhất bằng mức lương tối thiểu.

Hợp đồng và nhân sự các nhà máy tham gia Better Work nhìn chung tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng lao động. Hơn 90% các nhà máy được đánh giá đều đảm bảo rằng tất cả người lao động của họ có hợp đồng lao động.

Ngoài ra, 28% các nhà máy cũng gặp khó khăn trong việc tính trợ cấp thôi việc vì họ không thể theo dõi thời gian làm việc mà người lao động không được đóng bảo hiểm thất nghiệp, như trong giai đoạn thử việc, đào tạo, nghỉ thai sản hoặc nghỉ ốm nhiều hơn 14 ngày để tính chính xác trợ cấp thôi việc. Gần một phần ba số nhà máy trong kỳ báo cáo đã không tuân thủ theo các yêu cầu của luật về quy trình tổ chức đối thoại tại nơi làm việc. Tuy nhiên, hầu hết các nhà máy được quan sát đều hiểu tầm quan trọng của việc đối thoại thường xuyên giữa quản lý và công nhân để duy trì một mối quan hệ lao động hài hòa. Họ tổ chức đối thoại hoặc trao đổi thông tin tại nơi làm việc dưới nhiều hình thức khác nhau.

Báo cáo Better Work dựa trên kết quả đánh giá 331 nhà máy tại Việt Nam trong giai đoạn từ 01/01/2017 đến 30/06/2018. Báo cáo này thể hiện một bức tranh về tình hình thực hiện các quy định pháp luật về điều kiện làm việc là các quyền cơ bản tại nơi làm việc, và cũng cung cấp những thông tin từ góc độ doanh nghiệp về nguyên nhân chính dẫn đến các vi phạm, thu thập được trong quá trình đánh giá và tư vấn doanh nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
ILO: Người lao động trong 97% nhà máy dệt may tự nguyện làm thêm giờ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO