InChi mong muốn tạo ra các sản phẩm mang đậm dấu ấn cho từng cá nhân, tạo cảm hứng trong công việc, cuộc sống hàng ngày cho mọi người.
Với mong muốn thúc đẩy phát triển thị trường in ấn cá nhân, tạo cảm hứng cá nhân hóa cho người Việt, từ đó giúp mọi người có động lực hơn trong công việc, sinh hoạt hàng ngày cùng các vật dụng mạng đậm dấu ấn cá nhân. Phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp đã có buổi trao đổi với bà Nguyễn Mai Phương, Giám đốc Cty TNHH In và Quảng cáo InChi Việt Nam để hiểu rõ hơn về ý tưởng cũng như cách thức doanh nghiệp này vận hành.
- Từ đâu, bà có ý tưởng thành lập công ty in cá nhân InChi, thưa bà?
Tại nước ngoài, thói quen đặt in trực tuyến phát triển rộng rãi và nhiều người biết đến, đặc biệt là các sản phẩm in ấn cá nhân hoá qua các trang web. Xu hướng cá nhân hóa phát triển mạnh mẽ ở nước ngoài, đặc biệt như: Mỹ, nước Châu Âu,...
“Cá nhân hóa” - cụm từ vẫn còn mới mẻ ở thị trường Việt Nam. Hiểu một cách đơn giản nhất về cụm từ “Cá nhân hoá” - yếu tố màu sắc của riêng bạn, thể hiện thông qua những vận dụng hằng ngày như: cốc, túi, sổ, áo ... Bạn là người trực tiếp sáng tạo trên sản phẩm bằng hình ảnh, ngôn ngữ, chữ, câu nói ... bạn yêu thích.
Việc sáng tạo mang đậm dấu ấn cá nhân, thể hiện cá tính và bản sắc riêng của mỗi người giúp bạn cảm thấy hứng thú, yêu thích công việc, cuộc sống hàng ngày hơn.
Mục tiêu cao nhất, tôi muốn đóng góp, đặt nền móng và phát triển sản phẩm mang tính cá nhân hóa tại Việt Nam. Chính vì vậy, tôi đã thành lập nên InChi. Bên cạnh đó, InChi mong muốn tạo nhiều hơn nữa những sản phẩm truyền cảm hứng tới cộng đồng.
- Việc in ấn cá nhân hóa, từ trước đến nay đều do các doanh nghiệp in thực hiện theo yêu cầu, vậy đâu là điểm khác biệt giữa InChi và các doanh nghiệp in khác trên thị trường?
Với kinh nghiệm 5 năm trong ngành in ấn, tôi nhận thấy một mắt xích còn yếu trong việc in ấn theo cách truyền thống đó chính là nhiều bước chung gian mà đôi khi khách hàng vẫn chưa cảm thấy sản phẩm thể hiện được hết ý đồ cá nhân hoá. Mỗi một đơn hàng sẽ mất rất nhiều thời gian vì phải trải qua các bước: Khách hàng -> Nhà Thiết kế -> Đơn hàng -> Thiết kế -> In ấn -> Sản xuất.
Thời đại cộng nghiệp ngày càng phát triển, mọi người tiếp cận nền tảng kỹ thuật số rất nhiều. Vì vậy, chúng tôi đã tạo ra một nền tảng thiết kế và đặt in trực tuyến trên website phục vụ cho mọi nhu cầu của khách hàng: từ khách hàng nhỏ lẻ (cá nhân, hộ kinh doanh...) đến khách hàng lớn (doanh nghiệp...). Khi khách hàng trải nghiệm website của InChi, khách hàng dễ dàng nhận thấy những thông tin hướng dẫn chi tiết, giá và chất liệu sản phẩm khách hàng mong muốn.
Về cách thức vận hành: Thứ nhất khách hàng có thể tự thiết kế trên nền tảng của InChi; Thứ hai, khách hàng tự tải lên các thiết kế có sẵn của mình; Thứ ba, chọn những mẫu thiết kế có sẵn trên InChi tuỳ chỉnh với kho dữ liệu hàng nghìn mẫu thiết kế. Với nền tảng này, InChi mong muốn khách hàng dễ dàng tiếp cận việc thiết kế và in ấn sản phẩm cá nhân.
Đây cũng là “vũ khí mũi nhọn” giúp InChi cạnh tranh với các dịch vụ in ấn truyền thống. Khách hàng trực tiếp tạo ra sản phẩm của mình không cần qua khâu trung gian, giúp tiết kiệm thời gian, tăng tính cá nhân hóa và quan trọng là sự trải nghiệm tự tay tạo nên sản phẩm của mình.
- Đối tượng khách hàng tập trung mà InChi hướng tới những ai, thưa bà?
Tệp khách hàng InChi hướng tới đầu tiên là đối tượng học sinh, sinh viên độ tuổi rất thích thể hiện cá tính, cái tôi cá nhân, sở thích. Đối tượng tiếp theo là nhóm khách hàng phụ huynh (bậc cha, mẹ) muốn tạo dấu ấn riêng cho con của họ qua các vật dụng như: vở, túi, cặp, nhãn vở… để đồng hành cùng con trên chặng đường đến trường. Tệp khách hàng thứ ba là nhân viên văn phòng, muốn thể hiện những slogan yêu thích thông qua sổ tay, cốc uống nước …Bạn cũng có thể tạo riêng sản phẩm để làm quà tặng cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp ...
Bên cạnh đó, tệp khách hàng lớn của InChi chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. InChi muốn cải tiến về chất và lượng giúp họ tiết kiệm chi phí thiết kế, in ấn, thời gian mà vẫn tạo ra dấu ấn riêng cho doanh nghiệp mình.
Không chỉ dừng ở các nhóm khách hàng trên, về hướng đi lâu dài, chúng tôi mong muốn InChi trở thành một platform nơi người bán có thể vào đăng các thiết kế của mình, người mua có thể lựa chọn những thiết kế họ thích và tùy chỉnh từ đó đặt in và InChi sẽ sản xuất các sản phẩm đó. InChi sẽ hướng tới trở thành nền tảng in ấn theo yêu cầu, trở thành cầu nối giữa người bán – người mua.
- Với câu chuyện bản quyền InChi có phương án để đảm bảo lợi ích cho người bán, tránh vi phạm bản quyền, thưa bà?
Đối với file thiết kế của người dùng, chỉ có họ có quyền sử dụng định dạng file gốc, sắc nét nhất để có thể in được. Như vậy khi lên website của InChi các bản thiết kế chỉ là dạng hình ảnh kích thước nhỏ hoàn toàn không thể dùng cho mục đích thương mại, bắt buộc khách hàng phải mua sản phẩm thiết kế.
Đối với các thiết kế đã được khách hàng tùy chỉnh cũng như vậy, chỉ có khách hàng mới có quyền truy cập và tải bản thiết kế xuống. Web đảm bảo tính bảo mật cho người dùng.
InChi cũng có hệ thống theo dõi các đơn hàng của người bán, khi có người mua ngay lập tức hệ thống sẽ gửi thông báo và giúp người bán theo dõi đơn hàng của mình.
- Khó khăn lớn nhất của InChi hiện nay?
Khó khăn lớn nhất của InChi là văn hóa đặt in trực tuyến và cá nhân hóa đang quá mới mẻ ở thị trường Việt Nam. Cũng giống như Shopee, Lazada, Grab... cũng mất nhiều thời gian để tạo thói quen cho người dùng Việt Nam.
InChi đang từng bước hình dung và đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng, tạo nhu cầu, thói quen cho khách hàng lên đặt in trực tuyến. Hy vọng, những cải tiến của InChi sẽ truyền cảm hứng cá nhân hoá tới người Việt.
Trân trọng cảm ơn bà!
Có thể bạn quan tâm