Chia sẻ tại hội thảo "Công nghệ sau thu hoạch của Israel - Chìa khóa dẫn đến thành công" vào sáng ngày 7/3 tại Cần Thơ, ông Nadav Eshcar-Đại sứ Israel tại Việt Nam cho biết Israel có nhiều chuyên gia giỏi và doanh nghiệp sáng tạo sẵn sàng hợp tác, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ bảo quản nông sản sau thu hoạch cho doanh nghiệp Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Phương Lam - Phó Giám đốc phụ trách VCCI Cần Thơ, những năm gần đây, Israel đã tài trợ và chuyển giao cho Việt Nam nhiều công nghệ nông nghiệp tiên tiến. Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam cũng đã ứng dụng công nghệ của Israel đã có sự tăng trưởng ấn tượng. Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nông thủy sản đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp cận với nền nông nghiệp công nghệ cao của Israel, tiếp thu và áp dụng hiệu quả vào các mô hình và điều kiện khí hậu tại Việt Nam, VCCI Cần Thơ đã phối hợp với Phòng Kinh tế và Thương mại - Đại sứ quán Israel tại Việt Nam tổ chức hội thảo "Công nghệ sau thu hoạch của Israel - Chìa khóa dẫn đến thành công" (thuộc Đề án “Hỗ trợ DNNVV để phát triển các cụm liên kết ngành trong chuỗi giá trị khu vực nông nghiệp nông thôn” năm 2018).
"Với tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch lên đến 45% đối với sản xuất lúa gạo như hiện nay thì mỗi năm chỉ riêng khu vực ĐBSCL phải chịu tổn thất trên 3.000 tỷ đồng, đó là chưa kể nông sản khác. Nói như thế để cho thấy mức độ thiệt hại thất thoát sau thu hoạch là không hề nhỏ chút nào. TP.Cần Thơ đã được Bộ Công Thương chọn để xây dựng Trung tâm logistics hạng II nên cũng rất cần có những dự án bảo quản, chế biến sau thu hoạch trước khi lên tàu xuất ngoại. Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất thì khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch là nhu cầu cấp thiết đang đặt ra cho ngành sản xuất nông nghiệp nước ta", ông Lam thông tin thêm.
Đồng tình với phân tích trên,TS RonPorat - Viện khoa học sau thu hoạch (ARO) Israel cho biết, theo nghiên cứu của tổ chức lương-nông Liên Hiệp quốc (FAO) cho thấy hàng năm có 1,3-2 tỷ tấn lương thực được sản xuất ra bị thất thu trong chuỗi phân phối, lượng rau quả, lương thực thực phẩm là các loại có hạt trên toàn cầu thất thoát từ 20-55% vì yếu kém trong thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch.
Chính vì tầm quan trọng như vậy nên từ năm 1921, Israel đã thành lập ARO, trong đó đặt nặng việc nghiên cứu về bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Trải qua quá trình hàng trăm năm nghiên cứu, phát triển đến nay Israel đã nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng thành công rất nhiều công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp được thế giới biết đến.
Riêng lĩnh vực bảo quản, chế biến sau thu hoạch chúng tôi đã ứng dụng thành công các công nghệ chỉnh sửa gene kiểm soát thời gian chín, tăng độ dày của võ trái để kéo dài thời gian bảo quản; các biện pháp vệ sinh môi trường an toàn như rửa, làm khô bằng nước nóng, hấp nhiệt để làm sach, khử trùng; kiểm soát sinh học, đóng gói để bảo quản...
"Chúng tôi rất sẵn lòng chia sẻ các công nghệ này cho doanh nghiệp sản xuất nông sản của Việt Nam." - TS RonPorat khẳng đinhk.