Thượng nghị sĩ John McCain, một "biểu tượng" lớn về thúc đẩy bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ và là nhà chính trị lớn của Mỹ vừa qua đời ở tuổi 81 sau một thời gian dài điều trị ung thư não.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đến từ Arizona đã sống cùng lịch sử của nước Mỹ, từ những ngày hỗn loạn của thời kỳ chiến tranh Việt Nam đến thời kỳ hỗn loạn của chính quyền Trump.
Ông McCain được những người dân ngưỡng mộ và khen ngợi là một anh hùng Mỹ đích thực. Đây là một cái nhìn về cuộc đời và thời gian của John Sidney McCain III qua hình ảnh.
Trở thành phi công
Năm 1973, ông cùng nhiều tù binh Mỹ khác được Việt Nam trao trả tự do. Ông được Tổng thống Richard Nixon chào đón tại Washington, ngày 24 tháng 5 năm 1973.
Sau khi trở về Mỹ và tham gia chính trường nước Mỹ, ông đã trở thành một trong những người thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Việt- Mỹ, và đã trở thành nhân tố quan trọng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Năm 1994, Thượng viện Mỹ đã thông qua giải pháp do John Kerry và John McCain bảo trợ, kêu gọi chấm dứt cấm vận kinh tế chống Việt Nam, dọn đường cho việc bình thường hóa quan hệ hai nước vào năm 1995.
Nhờ những trải nghiệm từ Việt Nam dường như đã khiến ông McCain có cái nhìn khác về chiến tranh. Ông McCain đã hối thúc 2 bên thực hiện các hoạt động nhân đạo như rà phá bom mìn, chất nổ hậu chiến tranh, tìm người mất tích, hỗ trợ nạn nhân chiến tranh… Ông cũng thường xuyên thực hiện các chuyến thăm tới Việt Nam. Có thể nói, những nỗ lực không ngừng nghỉ của ông McCain đã góp phần cho việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Mỹ vào năm 1994 cũng như tiến tới mối quan hệ đối tác toàn diện từ năm 2013.
Ngoài ra, về vấn đề Biển Đông, ông McCain cũng là người có tiếng nói cứng rắn với tham vọng bành trướng của Trung Quốc tại khu vực.
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ
Ông McCain đã bước chân vào con đường chính trị vào năm 1982 bằng cách giành được ghế trống sau khi ông John Rhodes nghỉ hưu. Ông McCain đã phục vụ hai nhiệm kỳ trước khi được bầu vào Thượng viện năm 1987, kế nhiệm Barry Goldwater và tham gia cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống nước Mỹ.
Tuy nhiên, dù hai lần ra tranh cử chạy đua vào Nhà Trắng vào các năm 2000 và 2008 nhưng cả hai lần ông đều thất bại trước George W. Bush trong cuộc đua sơ bộ phe Cộng hòa, lần hai là thất bại trước TNS Barack Obama của phe Dân chủ.
Mặc dù vậy, ông McCain luôn được đánh giá là người "luôn đặt phụng sự đất nước lên trên bản thân" và đại diện cho điều ông tin tưởng rằng, một mục tiêu chung không làm mất cái riêng mà ngược lại, điều đó làm lớn hơn nhận thức về cái tôi của bản thân.
Mặc dù McCain là nghị sĩ của phe Cộng hòa nhưng trong cả sự nghiệp chính trị của mình ông đã rất nhiều lần thể hiện những quan điểm trung lập, sẵn sàng đưa ra những quyết định khác với quan điểm của lãnh đạo đảng Cộng hòa khi ông thấy cần.
Sự ra đi của ông là mất mát to lớn với nước Mỹ. Tổng thống Donald Trump đã đăng lên Twitter rằng: "Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình Thượng nghị sĩ John McCain". Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, cũng gửi những lời chia buồn tới gia đình ông McCain và khẳng định ông là người bạn mà tôi không thể nào quên".
Theo đài CBS News, cả hai cựu Tổng thống Mỹ G.W.Bush và Obama sẽ đọc điếu văn tại một buổi lễ ở Nhà thờ quốc gia tại thủ đô Washington. Ngoài ra, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đọc điếu văn tại một buổi lễ khác ở bang Arizona. Tang lễ của Thượng nghị sĩ John McCain sẽ được tổ chức tại 3 địa điểm: đám tang công khai tại bang Arizona vào ngày 29/8; đám tang chính thức tại Điện Capitol, thủ đô Washington D.C., vào ngày 31/8; sau đó ông được đưa đến Học viện Hải quân Mỹ tại thành phố Annapolis vào ngày 2/9 và yên nghỉ tại đây.
Trong đó, nghi lễ tại điện Capitol là nghi lễ dành cho "những công dân xuất chúng nhất" của Mỹ như một lời tri ân dành cho một trong những Thượng nghị sĩ vĩ đại của Mỹ