Kết luận số 14-KL/TW: Cần luật hoá!

Diendandoanhnghiep.vn Quyết định của Bộ Chính trị rất kịp thời, nhưng phải luật hóa vì khi xảy ra sự việc không đúng hoặc chưa đúng thì các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ vào kiểm tra và xử lý người cán bộ đó.

ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhấn mạnh như vậy khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp.

Ông Hoà cho biết, kết luận số 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung là quyết sách sáng suốt, thực tiễn và phù hợp trong tình hình hiện nay.

ĐBQH Phạm Văn Hòa.

ĐBQH Phạm Văn Hòa.

 

Thực tế, trong thời gian qua có rất nhiều cán bộ đã dám nghĩ dám làm, dám đổi mới. Tuy nhiên, việc dám nghĩ, dám làm nếu thành công thì không sao, có thể được khen hoặc không được khen, nhưng nếu không thành công thì lập tức bị kỷ luật. Vậy nên các cán bộ dám mạnh dạn đổi mới thấy còn nhiều băn khoăn, và phải bàn “rất kỹ” trong tập thể trước khi ra quyết định. Bản thân cá nhân lại không dám nghĩ cũng không dám làm một mình.

Để an toàn thì họ thường đưa ra trao đổi trong tập thể, khi tập thể đưa ra quyết định thì người đề xuất đó mới dám thực hiện. Cho nên, việc khuyến khích cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm mới chỉ dừng lại ở mức độ cổ vũ, động viên.

Theo ĐBQH Phạm Văn Hòa, thực tế, có làm sẽ có sai, có làm thì mới có sự đột phá và thấy sai thì mới có cơ sở thực tiễn để sửa sai. Thế nhưng nếu đề xuất đúng thì được hoan nghênh, còn nếu sai thì ai chịu trách nhiệm. Do đó, những cán bộ năng động phải rất “cân nhắc” khi đưa ra sáng kiến.

"Mặc dù quyết định của Bộ Chính trị là kịp thời, nhưng phải luật hóa vì khi xảy ra sự việc không đúng hoặc chưa đúng thì các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ vào kiểm tra và xử lý người cán bộ đó. Luật chưa sửa đổi thì cá nhân người cán bộ có nhiệt huyết đến bao nhiêu cũng không dám nghĩ, dám làm. Chúng ta vẫn biết, “phòng ngự” thì bao giờ cũng an toàn, người thích đi bộ thường rất ít khi “bị ngã”". - ông Hoà góp ý.

Theo ông Hoà, chính tư tưởng này khiến nhiều người cán bộ chưa dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm để thúc đẩy sự sáng tạo trong công việc của mình. Hay nói cách khác, vẫn tồn tại tâm lý không dám mạnh dạn đề xuất sáng kiến hay đổi mới phương thức làm việc. Để “an toàn” cho bản thân thì ở trên quy định cái gì, ở dưới cứ “y chang” thực hiện, không làm khác và làm sai hơn được.

Kết luận số 14 ngày 22/9 của Bộ Chính trị

Kết luận số 14 ngày 22/9 của Bộ Chính trị

Cũng vậy, theo ông Hoà, để giữ “khoảng cách” an toàn cho bản thân và tránh không rơi vào tình trạng “dậu đổ bìm leo”, có những cán bộ ở trung ương hay địa phương trong thời điểm này vẫn đang ở tâm thế “phòng thủ”, yên tâm “giữ mình”. Chức vụ vẫn “ổn định” vì không làm gì sai mà hoàn toàn thực hiện theo ý kiến chỉ đạo, vẫn thể hiện hết tinh thần trách nhiệm với dân.

 

Ngược lại, cũng có những sáng kiến, phát huy, đột phá việc này, việc kia, những cái mới, cái hay mà theo chủ quan của cá nhân cán bộ sẽ mang lại hiệu quả, thế nhưng người khác lại không cho đây là cái mới, cái hay. Và rất có thể bị nhận xét đây không phải là sáng kiến hay đổi mới thì rất có thể bị nhận án kỷ luật.

"Thông thường cái mới, cái hay lại đi trước luật và quy định. Vậy, nếu xảy ra rủi ro trong đề xuất sáng kiến thì ai sẽ chịu trách nhiệm, trong khi làm đúng thì cũng không thấy ai nói gì?" - ĐBQH Phạm Văn Hòa đặt câu hỏi.

"Với việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận 14 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, cá nhân tôi rất trân trọng, ủng hộ và đồng tình vì quyết định này rất kịp thời, vì Việt Nam đã hội nhập sâu, rộng với thế giới. Thế nhưng, có những điều Việt Nam phải tuân thủ theo thể chế, quy định chuẩn mực của quốc tế, không thể chỉ theo những quy định của riêng chúng ta, với mục đích tối thượng là mang lại cho đất nước giàu có hơn, tốt đẹp hơn". - ông Hoà nói.

Vẫn theo vị ĐBQH này, mặc dù Bộ Chính trị đã ban hành Kết luật 14, nhưng nếu luật vẫn chưa kịp thời sửa đổi để thích ứng thì cán bộ cũng không dám đưa ra và thực hiện những sáng kiến mang tính đột phá, vì ranh giới giữa làm đúng và làm sai cũng rất “mong manh”. Do đó, chúng ta cần có một cơ chế bảo vệ cán bộ không chỉ riêng với những việc làm đúng.

Trên thực tế, có những sáng kiến, đề xuất để thành công và mang lại hiệu quả cho đất nước, cho người dân thì phải chấp nhận "xé rào”. Có thể họ không tham ô, không móc ngoặc, không tư túi riêng... nhưng vẫn bị kỷ luật vì tội làm không đúng quy định. Nếu quá cứng nhắc thì sẽ không ai dám làm, dám đổi mới, dám phát huy sáng kiến.

Ông Hoà nêu ví dụ về Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc, người được coi là tấm gương cán bộ sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp. Theo đó, ông Ngọc đã chấp nhận "xé rào” để mang lại hiệu quả cho tỉnh và người dân của mình, nhưng chính ông lại bị kỷ luật vì hành động này. Và đến bây giờ chúng ta mới nhận thấy sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong việc điều hành của vị lãnh đạo này. "Từ bài học của Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc, chúng ta cần xem xét lại hành vi và cách làm để xử lý cán bộ cho phù hợp". - ông Hoà nói.

"Với Kết luận số 14-KL/TW về khuyến khích và bảo vệ cán bộ, tôi rất trân trọng nhưng để hiệu quả thì cần phải có những chính sách, quy định riêng chặt chẽ hơn để người cán bộ yên tâm “dám nghĩ, dám làm”". - Ông Hoà nhấn mạnh. 

 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kết luận số 14-KL/TW: Cần luật hoá! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713621125 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713621125 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10