“Ai lại không muốn mua một hòn đảo cho riêng mình nếu đủ khả năng chứ?”
>>MỞ CỬA DU LỊCH: Doanh nghiệp du lịch dần vơi nỗi lo
Marshall Mayer, người đồng sáng lập dự án gây quỹ Let's Buy an Island, cho biết khi con thuyền đang băng qua vùng nước tĩnh lặng của biển Caribe. Chỉ một thời gian sau, thành phố Belize nhanh chóng biến mất phía sau, các hòn đảo phủ đầy rừng ngập mặn lớn hơn dần hiện ở phía chân trời.
“Tôi không biết bạn thế nào, nhưng tôi chắc chắn không đủ khả năng để mua một hòn đảo cho riêng mình!” - Mayer thành lập dự án đầy tham vọng Let's Buy an Island vào năm 2018, nhằm gây quỹ cộng đồng để mua một hòn đảo. Đến tháng 12 năm 2019, nguyện vọng của nhóm đã thành hiện thực, họ đã huy động được hơn 250.000 USD để hoàn tất việc mua hòn đảo Coffee Caye. Đây là một hòn đảo không có người sinh sống ở ngoài khơi Belize, có diện tích 4.800 m2. Các nhà đầu tư đã quyết định chọn mua Coffee Caye bởi đây là một hòn đảo nhiệt đới điển hành, dễ tiếp cận và họ có đủ khả năng để mua đứt nó hoàn toàn.
Coffee Caye đã được mua với giá 180.000 USD cộng thuế, việc bán đã hoàn tất vào tháng 12/2019, ngay trước thời điểm thế giới bùng dịch.
Nhóm người mua này đã xây dựng một quốc gia riêng của mình và gọi hòn đảo là “công quốc Islandia”, với quốc kỳ riêng, quốc ca và cả chính phủ. Những dạng thế này được gọi là “Micronation” - một thực thể tuyên bố độc lập nhưng không được cộng đồng quốc tế công nhận.
>>MỞ CỬA DU LỊCH: Quy định với khách quốc tế sẽ thông thoáng
Đầu năm 2022, Mayer bắt đầu tổ chức các chuyến tham quan đầu tiên đến Coffee Caye. Hòn đảo chỉ mất 15 phút đi thuyền từ thành phố Belize “Cảm giác được đặt chân lên một hòn đảo mà bạn đã đầu tư và sở hữu, là một cảm giác rất tuyệt vời.” Du khách chỉ mất hơn 10 phút để đi bộ từ đầu này sang đầu bên kia của hòn đảo.
Lý do cho cái tên Coffee Caye là bởi hòn đảo có hình dạng dài, hẹp, nhìn cứ như hạt cà phê. Ở phía mặt hòn đảo, nơi có khoảng đất trống nhìn ra bãi biển nhỏ dẫn xuống vịnh cạn, được dùng để làm nơi cắm trại qua đêm. Còn ở phía mặt còn lại, Coffee Caye được bao phủ bởi những rừng cây bụi dày đặc và rừng ngập mặn.
Ý tưởng ban đầu về việc huy động vốn từ cộng đồng để mua một hòn đảo xuất hiện cách đây gần 15 năm trước. Khi Gareth Johnson, người đồng sáng lập và là giám đốc điều hành của dự án đã mua tên miền Letbuyisland.com sau khi quyết định sẽ mua một hòn đảo có quy mô nhỏ hơn.
Johnson cũng là nhà sáng lập Young Pioneer Tours, một công ty chuyên đưa du khách đến các điểm cực đoan như Triều Tiên và Syria, cũng như những bang chưa được nhiều người biết đến như Transnistria, Abkhazia và Nagorno-Karabakh,… Với kinh nghiệm tổ chức các tour du lịch đến những địa điểm có tranh chấp chính trị, những nơi hoang vắng, xa xôi. Johnson đã nảy ra ý tưởng sẽ tự mua cho mình một hòn đảo và biến nó thành một điểm đến.
>>MỞ CỬA DU LỊCH: Chính thức miễn thị thực cho công dân nhiều quốc gia
Đến năm 2019, khi hòn đảo ở Philippines được rao bán, ý tưởng của Johnson được khơi gợi trở lại. Cũng trong một chuyến đi của Young Pioneer Tours điều hành, Mayer đã gặp được Johnson. “Khi Johnson nói về ý tưởng này lần đầu tiên, tôi đã nghĩ điều này sẽ không bao giờ có thể trở thành hiện thực. Nhưng khi anh ấy bắt đầu giải thích một hòn đảo có thể có giá bao nhiêu, tôi nhận ra có những nơi trên thế giới mà việc mua một hòn đảo không phải là điều gì đó quá bất khả thi. Đặc biệt nếu chúng tôi hợp tác với nhau.”
Tính đến hiện nay, họ đã bán gần 100 cổ phiếu với giá mỗi cổ là 3.250 USD. Trong khi các nhà đầu tư có thể mua nhiều cổ phiếu, thế nhưng trong quá trình biểu quyết, họ chỉ có quyền như một cổ mà thôi.
Việc huy động vốn để mua một hòn đảo là một khái niệm nghe có vẻ khá mới mẻ, nhưng chủ nghĩa micronation đã tạo nguồn cảm hứng cho Công quốc Islandia, là một yếu tố hấp dẫn những người đam mê du lịch. Nguyên nhân là bởi các tiểu bang, thường là những lãnh thổ tự xưng có thể trao các tước vị xa hoa cho những người thường, mà không cần các điều kiện gắt gao.
Lấy ví dụ như Công quốc Sealand nằm ở ngoài khơi bờ biển nước Anh, được tuyên bố là một quốc gia độc lập bởi những người chủ mới của nó vào năm 1967. Đây chính là ví dụ nổi tiếng đã tạo nên nguồn cảm hứng cho Công quốc Islandia. Một số nơi khác cũng tự tuyên bố độc lập và có hiến pháp riêng là Cộng hòa Uzupis, một khu phố ở Vilnius, Lithuania,…
“Ai lại chẳng mơ ước có một đất nước của riêng mình? Đặc biệt là trong thế giới hậu Trump, hậu Brexit, COVID-19. Nếu một nhóm người bình thường có thể làm được điều này, đây có thể là một động lực tốt.” - Johnson chia sẻ.
Giống như nhiều micronation khác, Công quốc Islandia đã bắt đầu xây dựng tất cả các yếu tố cơ bản của một quốc gia. Họ có quốc ca, quốc kỳ và một chính phủ được bầu ra bởi các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư và du khách đến Coffee Caye tự động sẽ trở thành công dân của Công quốc Islandia. Ai cũng sẽ được sở hữu một quyển hộ chiếu Islandia mới, và bất kỳ cũng có thể mua “quyền công dân” hoặc các chức danh như Lãnh chúa hoặc Phu nhân Islandia chỉ với một khoản phí nhỏ.
Let's Buy an Island vẫn đang thu hút các nhà đầu tư cho giai đoạn phát triển tiếp theo, dự tính số lượng các nhà đầu tư sẽ đạt 150 người. Ý tưởng của Mayer liên quan đến hòn đảo là tái tạo lại rạn san hô xung quanh, đồng thời phát triển một nhà hàng, quán bar nhỏ, thuyền kayak và hoạt động lặn với ống thở,…
"Tại sao lại bỏ qua cơ hội đầu tư này, nếu tôi có thể nói với bạn bè rằng mình sở hữu một hòn đảo"?"
Đó là lời chia sẻ của Rice, một nhà đầu tư lớn chỉ sau Mayer, anh đã tham gia dự án ngay từ giai đoạn đầu. Anh cho biết dự án sẽ không giúp anh trở nên giàu có nhưng chi phí mua cổ phần cũng chẳng làm anh ta túng quẫn. Rice thậm chí còn suýt được bầu làm Quốc trưởng của Công quốc Islandia.
Đối với Rice, việc mua hòn đảo chủ yếu là vì niềm vui và giúp anh thực hiện được ước mơ sở hữu, hoặc đồng sở hữu một hòn đảo. Các nhà đầu tư như Rice có thể đến thăm hòn đảo với chi phí thấp và họ có thể nhận được phần trăm lợi nhuận có thể kiếm được trong tương lai hoặc trong trường hợp nếu hòn đảo được bán.
Các nhà đầu tư tiềm năng sẽ có những câu hỏi cần đặt ra, bao gồm cả những lo ngại về bão và mực nước biển dâng cao có thể ảnh hưởng đến hòn đảo. Velvet Dallesandro, người đã tham gia chuyến tham quan và thấy hấp dẫn trước lời đề nghị nhưng lại quyết định không đầu tư vào cho biết: “Micronation quả là một ý tưởng mới lạ, nhưng với khí hậu đang thay đổi, đó có thể là một cuộc chiến liên tục để giữ cho hòn đảo tồn tại trên mặt nước.”
Oscar D. Romero, đại lý bất động sản ở Belizean, người đã giới thiệu Coffee caye cho Let's Buy an Island cho hay các nhà đầu tư cần phải “cân bằng giữa môi trường và tăng trưởng kinh tế”. Romero giải thích nhóm các nhà đầu tư sẽ cần giấy phép môi trường và sự thông quan của chính phủ Beliza cho bất kỳ sự phát triển nào, gồm cả việc bảo tồn rừng ngập mặn và rạn san hô. Và mặc dù được phép đề ra các quy định riêng, nhưng Coffee Caye vẫn phải tuân theo luật pháp và đường biên giới với Belize.
Có thể bạn quan tâm
11:20, 16/03/2022
04:00, 16/03/2022
03:55, 16/03/2022
03:05, 16/03/2022
02:00, 16/03/2022
21:11, 15/03/2022
17:15, 15/03/2022
16:00, 15/03/2022
15:20, 15/03/2022
11:26, 15/03/2022
11:16, 15/03/2022
11:05, 15/03/2022
11:00, 15/03/2022
09:31, 15/03/2022
05:00, 15/03/2022
07:57, 14/03/2022
04:00, 14/03/2022
00:00, 14/03/2022