Khai mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV

Diendandoanhnghiep.vn Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa XIV chính thức khai mạc vào sáng 24/3. Tại kỳ họp này, Quốc hội dành khoảng 7 ngày cho công tác nhân sự.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông tin về kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIVp/trong cuộc họp báo sáng 23/3. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông tin về kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV trong cuộc họp báo sáng 23/3. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự kiến, chương trình làm việc kỳ họp thứ 11, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra trong 12 ngày; khai mạc sáng 24/3 và bế mạc ngày 8/4.

Tại kỳ họp này, bên cạnh công tác xây dựng pháp luật, xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội dành phần lớn thời gian tập trung thời gian cho tổng kết công tác nhiệm kỳ của các cơ quan Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và công tác nhân sự cấp cao Nhà nước.

Trong đó, Quốc hội dành khoảng 7 ngày cho công tác kiện toàn một số chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước.

Theo chương trình dự kiến, Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vào ngày 30/3. Chủ tịch Quốc hội mới sẽ được bầu vào ngày tiếp theo, 31/3.

Ngày sau đó 1/4, Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín bầu Phó chủ tịch Quốc hội. Chiều cùng ngày, Quốc hội sẽ miễn nhiệm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Sáng ngày 2/4, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước mới bằng hình thức bỏ phiếu kín. Tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ ngay sau khi Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu. Đến chiều 2/4, Quốc hội sẽ bỏ phiếu kín miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ngay sau đó, Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ mới.

Việc bầu Thủ tướng Chính phủ sẽ được tiến hành vào sáng ngày 5/4. sau đó, Chủ tịch nước trình Quốc hội miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội miễn nhiệm một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội. Việc bỏ phiếu miễn nhiệm các chức danh nêu trên được tiến hành vào chiều 5/4.

Sau đó, Chủ tịch nước trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu một số ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Quốc hội tiến hành bầu các chức danh này vào sáng 6/4 bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm một số Phó thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ và Quốc hội tiến hành bỏ phiếu trong chiều cùng ngày.

Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội.

Đến sáng 7/4, Quốc hội sẽ bỏ phiếu để bầu Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội.

Buổi chiều, Quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia về việc miễn nhiệm một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia, phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về việc miễn nhiệm một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Cũng trong chiều 7/4, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia trình Quốc hội phê chuẩn danh sách một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia. Thủ tướng Chính phủ trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.

Dự kiến sáng 8/4, Quốc hội phê chuẩn đề nghị về danh sách một số Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia; việc bổ nhiệm một số Phó Thủ tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau đó, Quốc hội bế mạc.

Quốc hội sẽ kiện toàn 25 chức danh lãnh đạo Nhà nước

Quốc hội sẽ kiện toàn 25 chức danh lãnh đạo Nhà nước

Trước đó, Bộ Chính trị đã tiến hành xem xem xét cẩn trọng cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước ngay sau Đại hội của Đảng và thống nhất cao cần sớm kiện toàn sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội  lần thứ XIII của Đảng. Bộ Chính trị cũng đề nghị Trung ương cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Cùng với đó, Quốc hội sẽ nghe báo cáo và thảo luận về dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của: Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước.

Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV khẳng định, trong nhiệm kỳ 2016-2021, Quốc hội đã tập trung ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật (72 luật, 2 pháp lệnh và nhiều nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật) để kịp thời thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng và tiếp tục cụ thể hóa, đưa Hiến pháp năm 2013 vào cuộc sống.

Công tác giám sát của Quốc hội được chú trọng, nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm, bao quát hầu hết các lĩnh vực, ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, đạt được nhiều kết quả quan trọng, được cử tri, nhân dân đánh giá cao. Việc xem xét báo cáo của các cơ quan được thực hiện khá hiệu quả, thảo luận kỹ lưỡng, công khai, minh bạch, có tính xây dựng, góp phần bảo đảm tổ chức và thực hiện đúng quy định của Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Hoạt động đối ngoại của Quốc hội được triển khai hiệu quả, đóng góp quan trọng vào thành công chung của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Dự thảo Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước nhấn mạnh thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIV, trong nhiệm kỳ 2016-2021, Chủ tịch nước đã phối hợp chặt chẽ, tham gia đóng góp những ý kiến xác đáng với Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là các luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa...

Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố 72 luật, 2 pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV thông qua. 

Về thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến lĩnh vực hành pháp, Chủ tịch nước đã tham gia ý kiến với Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ lớn mà các nghị quyết của Đảng, Quốc hội đã đề ra, góp phần tích cực vào kết quả hoạt động của bộ máy hành pháp, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.

Trên cương vị Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh Lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch nước đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết phương thức lãnh đạo của Đảng về cải cách tư pháp, mô hình tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương qua các thời kỳ.

Trên cương vị Nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước đã có nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng, góp phần thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới.

Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ nhấn mạnh trong nhiệm kỳ, Chính phủ luôn chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội; nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm trước nhân dân và đất nước, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.

Theo dự kiến chương trình, sáng nay (24/3), trước giờ khai mạc, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó Quốc hội tiến hành họp phiên trù bị, thảo luận và biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp.

9h, Quốc hội họp phiên khai mạc. Phiên khai mạc được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.

Quốc hội sẽ nghe dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khoá XIV của Quốc hội; Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chủ tịch nước; Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ.

Chiều cùng ngày, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi).

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khai mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV tại chuyên mục Chính trị của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713409754 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713409754 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10