Khai thác và hiểu rõ hành vi tiêu dùng giới trẻ là chìa khoá thành công của ngành bán lẻ

Diendandoanhnghiep.vn Người tiêu dùng Gen Z ngày càng cởi mở đón nhận những xu hướng mới trên thế giới càng thúc đẩy quá trình số hóa trong mua sắm.

>> Tám xu hướng thương mại điện tử đáng chú ý năm 2022

Rộng cửa đón khách sau đại dịch Covid-19, ngành bán lẻ đã có bước tiến đáng kinh ngạc nhờ có những thay đổi tích cực và bổ sung mới mẻ trong các hoạt động kinh doanh, thu hút nhiều đối tượng mới.Đây được xem là nhóm người dùng sẽ định hình tương lai ngành bán lẻ, những đại diện thế hệ mới đang ảnh hưởng đến cách kinh doanh của các thương hiệu.

Sự dịch chuyển hành vi về công nghệ, kỹ thuật số đã đặt ra bài toán kinh doanh cho những cửa hàng bán lẻ truyền thống.

Sự dịch chuyển hành vi về công nghệ, kỹ thuật số đã đặt ra bài toán kinh doanh cho những cửa hàng bán lẻ truyền thống.

Kỷ nguyên số và thế hệ người tiêu dùng trẻ yêu thích trải nghiệm

Thuật ngữ Millennials đã trở nên phổ biến khi nói về người sinh từ đầu những năm 1980 đến 1996, trong khi Gen Z dành để gọi chung cho thế hệ sinh sau năm 1996. Những người thuộc thế hệ Gen Z và Millennial luôn mong muốn được thể hiện bản thân thông qua phong cách sống, trải nghiệm,... là những yếu tố thúc đẩy quyết định chi tiêu của họ. Những người sinh sau năm 1996 còn có vô số những tên gọi khác như iGen, Digital Native và Zoomers, ngay lập tức cho thấy điểm nhận diện nổi bật của mình.

Ở Việt Nam, 20% dân số - tương đương 20 triệu - thuộc dân số thế hệ Z. Thế hệ người tiêu dùng này không ngần ngại với những trải nghiệm mới, sống năng động và luôn gắn liền với điện thoại di động, thiết bị thông minh kỹ thuật số và nhanh chóng tiếp nhận các xu hướng trên thế giới. Họ còn là những người đam mê công việc, yêu thích sự độc lập kể cả trong chi tiêu.

Cùng với  thế hệ “Facebook”, nhóm người tiêu dùng này sẽ chiếm 35% tổng dân số Việt Nam. Với việc đại dịch dần dịu đi, họ mong muốn được sở hữu và trải nghiệm những sản phẩm và dịch vụ thể hiện giá trị bản thân trong khi vẫn quản lý tốt chi tiêu và ngân sách.

Người tiêu dùng Gen Z càng cởi mở đón nhận những xu hướng mới trên thế giới càng thúc đẩy quá trình số hóa trong mua sắm.

Người tiêu dùng Gen Z càng cởi mở đón nhận những xu hướng mới trên thế giới càng thúc đẩy quá trình số hóa trong mua sắm.

Cuộc chiến “giữ chân” khách hàng

Ở các nước phát triển và ngay cả tại Việt Nam, thế hệ người tiêu dùng Gen Z đã quen với việc nhấp vào nút "Mua hàng" khi đang đi trên đường, ở nơi làm việc hoặc thậm chí khi đang du lịch. Do đó, các nhà bán lẻ sẽ cần làm nhiều hơn là trưng bày sản phẩm, cửa hàng thật hấp dẫn. Thương hiệu cần hiểu tư duy của thế hệ chi tiêu mới cũng như hành vi mua sắm và thanh toán để tăng mối liên kết bền vững giữa cửa hàng thực, cửa hàng trực tuyến và khách hàng. Họ cần đầu tư để mang đến cho khách hàng sự lựa chọn tốt hơn về thanh toán và quan trọng hơn là làm tăng trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa.

Phạm vi đầu tư của các nhà bán lẻ đã mở rộng sang cả trực tuyến và ngoại tuyến giúp làm tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Phạm vi đầu tư của các nhà bán lẻ đã mở rộng sang cả trực tuyến và ngoại tuyến giúp làm tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Sự gia tăng nhu cầu mua sắm sản phẩm và dịch vụ thuộc các ngành hàng như thời trang, làm đẹp, phong cách sống, du lịch của người tiêu dùng trẻ được định hình bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, ưu tiên hàng đầu chính là trải nghiệm nhanh chóng, thuận tiện trên thiết bị di động bao gồm mua sắm, thanh toán, giao hàng và dịch vụ khách hàng.

Để liên tăng trưởng gấp bội, các ngành hàng bán lẻ sẽ cần phải hiểu rõ hành vi và nhu cầu của các “thượng đế”

Để liên tăng trưởng gấp bội, các ngành hàng bán lẻ sẽ cần phải hiểu rõ hành vi và nhu cầu của các “thượng đế”

Ví dụ cụ thể cho hành trình mua sắm của Gen Z điển hình chính là nhìn thấy quảng cáo sản phẩm và thương hiệu trên các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram,... duyệt xem cửa hàng trực tuyến, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, so sánh giá, yêu cầu dùng thử,... và cuối cùng là cân nhắc quyết định thanh toán. Thế hệ người tiêu dùng Gen Z này thích cách tiếp cận đa kênh với trải nghiệm mua sắm và lựa chọn thanh toán nhanh chóng, thuận tiện. Các nhà bán lẻ cũng sẽ cần đầu tư vào phương tiện truyền thông xã hội và thương mại xã hội để luôn nắm bắt tâm lý hành vi của nhóm khách hàng mới mẻ này. Bên cạnh đó, nhà bán hàng phải luôn kết nối với người tiêu dùng ở tất cả các phương diện tiếp xúc thông qua việc cung cấp trải nghiệm mua sắm “mượt mà”, cá nhân hóa, nhanh chóng và dễ dàng, bắt đầu từ việc xem và mua trực tuyến hoặc thanh toán ngay tại các cửa hàng. Tất cả những điều này đang thúc đẩy cho sự thành công của xu hướng mua sắm kỹ thuật số phong cách mới, điển hình là thương hiệu Atome, nền tảng thanh toán công nghệ hàng đầu châu Á.

Atome được tích hợp sẵn sàng trên cả nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến, một tính năng quan trọng và “ưu đãi đặc biệt” dành cho thế hệ người tiêu dùng Gen Z.

Atome được tích hợp sẵn sàng trên cả nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến, một tính năng quan trọng và “ưu đãi đặc biệt” dành cho thế hệ người tiêu dùng Gen Z.

Về Atome

Ra mắt tại Singapore vào tháng 12 năm 2019, chỉ hơn 2 năm, Atome đã trở thành đối tác của hơn +10.000 nhà bán lẻ và thương hiệu hàng đầu quốc tế cũng như tại Việt Nam gồm MAP (Zara, Massimo, Pull&Bear, Stradivarius,…), MMA (Planet Sports, Champion, New Era, Birkenstock,...), Robins Department Store, Amore Pacific (Innisfree, Laneige, Sulwhasoo), Duc Trung Sports Company (Nike, Adidas, Wilson,...), Hoa Sen Việt (Adidas, The Face Shop,...), Sơn Kim Mode (Vera, Jockey), ALDO, Shiseido, Sociolla, Bitis, Converse, Ecco, Cole Haan, Akemi Uchi, PeakSport, Index living mall và House Of Luggage.

Thương hiệu danh tiếng, sản phẩm và dịch vụ đa dạng đã giúp Atome thuận lợi chiếm lĩnh thị trường.

Thương hiệu danh tiếng, sản phẩm và dịch vụ đa dạng đã giúp Atome thuận lợi chiếm lĩnh thị trường.

Từng chinh phục thành công 9 thị trường nổi tiếng sôi động, khó tính bao gồm Singapore, Indonesia, Malaysia, Hồng Kông, Philippines, Thái Lan và Trung Quốc, Nhật Bản,... trong thời gian sắp tới, người tiêu dùng Việt Nam sẽ chính thức được hòa vào xu hướng thanh toán quốc tế mới với nền tảng Atome cho các ngành hàng chính như thời trang, làm đẹp, du lịch và phong cách sống,... Ước tính trên toàn châu Á, Atome đã có hơn 20 triệu khách hàng và hơn 600 nhân viên.

Giữ nguyên tính ưu việt khi đến Việt Nam, Atome giúp người tiêu dùng mua sắm và thanh toán bằng cách quét mã QR tại cửa hàng, tùy chọn thanh toán trên trang bán hàng trực tuyến hoặc ứng dụng di động của các nhà bán lẻ, dễ dàng và ngay lập tức.

                  

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khai thác và hiểu rõ hành vi tiêu dùng giới trẻ là chìa khoá thành công của ngành bán lẻ tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713525515 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713525515 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10