Khan hiếm cát xây dựng ở ĐBSCL - Bài 2: “Căng mình” giải bài toán cát cho cao tốc

Diendandoanhnghiep.vn Hàng loạt dự án đường bộ cao tốc tại ĐBSCL sẽ được triển khai xây dựng trong thời gian tới, thế nhưng, tình trạng thiếu hụt nguồn cát san lấp đang khiến các địa phương đang căng mình đi tìm lời giải.

>> Khan hiếm cát xây dựng ở ĐBSCL - Bài 1: Nguy cơ nhiều dự án đầu tư công chậm tiến độ

Căng mình” giải bài toán cát

Theo kế hoạch, từ nay tới năm 2025, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), sẽ thực hiện hàng  loạt các dự án đường bộ cao tốc, gồm: Cao Lãnh- An Hữu, Mỹ An- Cao Lãnh, Cần Thơ- Cà Mau, Châu Đốc- Cần Thơ- Sóc Trăng…

Hàng loạt dự án đường bộ cao tốc tại ĐBSCL sẽ được triển khai xây dựng trong thời gian tới, thế nhưng, tình trạng thiếu hụt nguồn cát san lấp đang ở tình trạng báo động

Hàng loạt dự án đường bộ cao tốc tại ĐBSCL sẽ được triển khai xây dựng trong thời gian tới, thế nhưng, tình trạng thiếu hụt nguồn cát san lấp đang ở tình trạng báo động.

Theo đó, ước tình, nhu cầu cát đắp nền đường cho các dự án đường cao tốc trong vùng ĐBSCL khoảng hơn 35,6 triệu m3. Trong đó, các cao tốc Cần Thơ- Cà Mau khoảng 15 triệu m3, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng hơn 17,8 triệu m3, An Hữu - Cao Lãnh cần hơn 1,3 triệu m3, Mỹ An- Cao Lãnh cần 1,4 triệu m3. Trong khi đó, những năm gần đây, các tỉnh ĐBSCL đã dừng hoặc giảm sản lượng khai thác do trữ lượng các mỏ đã cạn và đạt cao trình cho phép theo quy hoạch.

Hiện tại, nguồn cát phục vụ san lấp chủ yếu do các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp và An Giang cung cấp. Theo kế hoạch, các dự án cao tốc tại ĐBSCL sẽ được khởi công xây dựng vảo thời điểm giữa năm 2023. Do đó, chính quyền các địa phương đang phải chạy đua với thời gian, rốt ráo chuẩn bị nguồn cát san lấp nhưng xem ra giải bài toàn này không hề dễ chút nào.

Theo ông Huỳnh Văn Nguyên - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp, những năm gần đây nguồn nước thượng nguồn chảy về sông Tiền, sông Hậu ngày càng giảm, lượng phù sa, trầm tích cát sông bồi đắp hàng năm giảm đi rất nhiều. Theo đó, công suất cho phép khai thác hàng năm giảm từ ngưỡng 9,4 triệu m3 (năm 2015) xuống 8,2 triệu m3 (năm 2019) và 5,2 triệu m3 (năm 2021). Do vậy, khối lượng khai thác cát thực tế hàng năm cũng giảm theo mức tương ứng từ ngưỡng 9,4 triệu m3 (năm 2016) xuống 4,4 triệu m3 (năm 2021). Năm 2022, tỉnh Đồng Tháp cấp phép khai thác cát sông với công suất khoảng 6 triệu m3/năm.

Ông Nguyên cho biết thêm, xu hướng sản lượng khai thác trong các năm tới sẽ giảm do nhiều mỏ cát đã gần hết trữ lượng. Trái lại, theo đánh giá của UBND tỉnh Đồng Tháp thì cầu cát của Tỉnh trong giai đoạn 2022- 2025 diễn biến theo xu hướng tăng nhanh với khối lượng rất lớn. Chỉ tính riêng nhu cầu cát của Tỉnh năm 2021 cần 13,41 triệu m3, năm 2023 cần 14,78 triệu m3, năm 2024 cần 10,4 triệu m3 và phải tới năm 2025 nhu cầu cát của Đồng Tháp mới dịu xuống con số 4,6 triệu m3 bởi khi đó các công trình cao tốc dần đi vào giai đoạn hoàn thành.

“So sánh nhu cầu và khả năng cung ứng cho thấy, riêng trong năm 2022 khả năng cung ứng cát của Đồng Tháp chỉ đạt khoảng 44,75% so với nhu cầu. Tình hình khan hiếm nguồn cát rất gay gắt. Tuy vậy, Tỉnh vẫn nỗ lực cân đối để ưu tiên cung ứng nguồn cát cho các dự án giao thông trọng điểm quốc gia trên địa bàn ĐBSCL, đơn cử như cung ứng hơn 1,2 triệu m3 cát cho cao tốc Mỹ Thuận- Cần Thơ”, ông Nguyên chia sẻ.

>>“Cát tặc” vẫn đang diễn ra tại nhiều nơi

… nhưng khó khả thi

Cũng theo ông Nguyên, khả năng cân đối để có thể cung ứng cát cho các công trình bên ngoài địa bàn Đồng Tháp trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, nếu không có giải pháp cụ thể để giải bài toán căn cơ thì nguy cơ các dự án cao tốc sẽ thiếu cát san lấp và làm ảnh hưởng tới tiến độ toàn dự án là hoàn toàn có thể xảy ra.

khả năng cân đối để có thể cung ứng cát cho các công trình bên ngoài địa bàn Đồng Tháp trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, nếu không có giải pháp cụ thể để giải bài toán căn cơ thì nguy cơ các dự án cao tốc sẽ thiếu cát san lấp và làm ảnh hưởng tới tiến độ toàn dự án là hoàn toàn có thể xảy ra

Ông Huỳnh Văn Nguyên - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp: Nếu không có giải pháp cụ thể để giải bài toán căn cơ thì nguy cơ các dự án cao tốc sẽ thiếu cát san lấp và làm ảnh hưởng tới tiến độ toàn dự án là hoàn toàn có thể xảy ra.

Tương tự, tình trạng khan hiếm nguồn cát cũng được ghi nhận tại An Giang và Vĩnh Long, 2 địa phương trọng điểm khác còn trữ lượng có thể khai thác. Song, trong buổi làm việc với phóng viên DĐDN, ông Nguyễn Việt Trí - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang khẳng định: An Giang có khoảng 7 mỏ, 4 địa điểm chỉnh trị (dòng chảy sông kết hợp thu hồi cát) đang khai thác và 2 mỏ chuẩn bị đi vào khai thác. Hiện các mỏ không còn nhiều trữ lượng cho khai thác, phần lớn các mỏ có quy mô vài trăm ngàn tới hơn 1 triệu m3, chỉ có Mỏ Bình Phước Xuân (trữ lượng 4,4 triệu m3, công suất 1,1 triệu m3/năm), các điểm chỉnh trị Vàm Nao và Bình Mỹ đều có trữ lượng 3 triệu m3, công suất 700 ngàn m3/năm mỗi điểm.

Cũng theo ông Trị, năm 2022, An Giang cung cấp khối lượng hơn 6,2 triệu m3 cát cho các dự án xây dựng. Dự tính An Giang có khả năng cung cấp hơn 6,3 triệu m3 cát san lắp, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu của Dự án thành phần của cao tốc Châu Đốc- Cần Thơ- Sóc Trăng trên địa bàn Tỉnh. Tuy nhiên, khả năng cung ứng cho các dự án cao tốc ngoài tỉnh là rất hạn chế.

"Trong khi đó, theo thông tin Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long công bố thì năm 2022 địa phương thiếu hụt khoảng 5,5 triệu m3 cát sông dùng san lấp công trình. Hiện Tỉnh có 26 giấy phép khai thác cát sông còn hiệu lực với tổng khối lượng hơn 3,7 triệu m3/năm trong khi tổng nhu cầu sử dụng cát của Vĩnh Long khoảng 9,35 triệu m3. Trong bối cảnh hiện tại, nếu tình hình không có đột biến thì khả năng cân đối để cung cấp cát cho các dự án cao tốc của Vĩnh Long cũng rất căng thẳng" – đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long cho hay.

Đáng chú ý, đầu tháng 8/2022, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Đồng Tháp đã kiến nghị 3 nội dung nhằm giải bài toán thiếu cát san lấp cao tốc. Cụ thể, Đồng Tháp kiến nghị Trung ương: Giao các tỉnh ĐBSCL (kể cả cá tỉnh không có các tuyến cao tốc đi qua) rà soát, huy động nguồn vật liệu san lấp để cung ứng cho nhu cầu chung toàn khu vực, hoặc cục bộ trong thời gian ngắn cho các dự án đường bộ cao tốc; Bộ Giao thông vận tải chủ trì làm việc với các tỉnh ĐBSCL rà soát nhằm cấp mới, cấp lại giấy phép khai thác cát, đất giúp tăng sản lượng khai thác mỏ mới, tăng trữ lượng cát khai thác mỏ hiện hữu; Và các bộ, ngành hữu trách đẩy nhanh nghiên cứu vật liệu thay thế cát nước ngọt bằng cát đồi, cái nhiễm mặn, xỉ than… để sử dụng làm vật liệu xây dựng, san lấp theo quy định. Tỉnh Đồng Tháp cũng kiến nghị rà soát giảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn về vật liệu san lấp nhằm giảm áp lực nguồn cung cát nước ngọt.    

Còn theo thông tin mà phóng viên DĐDN ghi nhận được từ TP.Cần Thơ, cho thấy, khả năng cung ứng cát của TP.Cần Thơ rất thấp vì không còn mỏ. Hiện ngoài An Giang có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thì Đồng Tháp đang đang khảo sát đánh giá trữ lượng lập quy hoạch mỏ khai thác cát cho giai đoạn tới năm 2030. Khi quy hoạch được thông qua, Tỉnh sẽ cấp phép khai thác mỏ mới, tăng công suất đối với mỏ đang khai thác cho mục tiêu nâng khối lượng cung ứng cát cho xây dựng, tuy nhiên, Sở Xây dựng Đồng Tháp không đồng ý phương án này vì cho rằng. Trữ lượng tại các mỏ này không còn nhiều nên phương án này không khả thi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khan hiếm cát xây dựng ở ĐBSCL - Bài 2: “Căng mình” giải bài toán cát cho cao tốc tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714091830 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714091830 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10