Khánh thành Cảng quốc tế Long An có thể tiếp nhận tàu 70.000 tấn

Diendandoanhnghiep.vn Cảng Quốc tế Long An hướng đến một trong những cầu cảng Quốc tế có chiều dài bờ cảng lớn nhất Việt Nam hiện nay vừa chính thức khánh thành giai đoạn I.

Sự kiện có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cùng Lãnh đạo các Bộ ban ngành, UBND tỉnh Long An và gần 1000 doanh nghiệp, đối tác, nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp...tham dự.

Các Đại biểu cắt băng khánh thành Giai đoạn I, Cảng Quốc tế Long An.

Các đại biểu cắt băng khánh thành Giai đoạn I, Cảng Quốc tế Long An.

Cảng Quốc tế được đầu tư bởi Đồng Tâm Group (DTG) đã khẳng định được vị thế của mình ở thị trường nội địa và quốc tế. Mạng lưới hoạt động của DTG phủ rộng với 14 công ty thành viên, 8 nhà máy, 27 chi nhánh, 70 showroom và kho hàng, 2.500 cửa hàng trên toàn quốc.

Trong chiến lược phát triển đa ngành, DTG tiếp tục đầu tư, thúc đẩy những lĩnh vực kinh doanh cốt lõi như Vật liệu Xây dựng, Bất động sản, Khu công nghiệp, Khu đô thị,…thâm nhập vào lĩnh vực đầy tiềm năng, song song đó cũng đòi hỏi nguồn lực vững chắc là xây dựng và khai thác cảng biển quốc tế.

Cảng Quốc tế Long An với diện tích 147ha, chiều dài thủy diện 2,6km, được đầu tư xây dựng thành 3 giai đoạn với tổng số vốn gần 10.000 tỷ đồng bao gồm: 7 cầu cảng có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng lên đến 70.000 DWT với tổng chiều dài từ đầu Cầu cảng số 1 đến cuối Cầu cảng số 7 là: 1.670m; Gồm 07 bến sà lan; Hệ thống nhà kho, kho ngoại quan; Hệ thống Bãi container và các công trình phụ trợ khác… Tất cả hạng mục cũng như hệ thống các trung tâm điều hành đang được khẩn trương triển khai xây dựng đúng theo tiến độ hoàn thành vào năm 2023.

Và Khởi công Giai đoạn II, Cảng Quốc tế Long An.

Khởi công giai đoạn II Cảng Quốc tế Long An.

Riêng diện tích kho phục vụ lưu trữ tại Cảng là hơn 400.000m2, phục vụ nhu cầu vận chuyển, lưu kho hàng nông thủy sản, phân bón, sắt thép… của khu vực ĐBSCL và là cửa ngõ để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong khu vực Đông Nam Bộ, tập kết đóng hàng và phân phối bằng đường bộ, đường biển hoặc thủy nội địa.

Cảng Quốc tế Long An bao gồm khu liên hợp các khu công nghiệp, khu dịch vụ công nghiệp, khu đô thị, và các khu dịch vụ cảng biển, lưu trú,... Đến nay, đã xây dựng hoàn thành 3 cầu cảng với chiều dài 630m. Cho đến cuối năm 2019, trong quá trình vừa xây dựng vừa khai thác Cảng Quốc tế Long An đã đón gần 1.000 chuyến tàu trong và ngoài nước ra vào Cảng, đạt gần 1 triệu tấn hàng hóa xuất nhập thông qua cảng, đáng chú ý nhất là Cảng đã tiếp nhận và bốc dỡ hàng hóa thành công nhiều tàu tải trọng 50.000 DWT. Năm 2020, cảng QTLA tiếp tục xây dựng cầu cảng số 4, số 5, mục tiêu sớm đưa vào khai thác trong năm 2021.

Tại lễ khánh thành Giai đoạn 1 Cảng Quốc tế Long An, sự kiện động thổ xây dựng cầu cảng số 6 & số 7 đón được tàu có trọng tải lên đến 70.000 DWT, ký kết Hợp tác Chiến lược với các Cảng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã diễn ra.

Cảng Quốc tế Long An thuộc Nhóm số 5 trong quy hoạch phát triển Cảng biển Việt Nam.

Cảng Quốc tế Long An thuộc Nhóm số 5 trong quy hoạch phát triển Cảng biển Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng đang xúc tiến hoàn tất các thủ tục pháp lý nhằm mở rộng quy mô, để các cầu cảng số 8 & 9 có công suất thiết kế xây dựng đón được tàu có trọng tải lên đến 100.000 DWT; nâng tổng chiều dài liên tục của hệ thống cầu cảng lên đến 2.368m, trở thành một trong những cầu cảng Quốc tế có chiều dài bờ cảng lớn nhất VN hiện nay. Quy mô công suất hàng hóa thông quan đạt khoảng 80 triệu tấn/năm.

Cảng Quốc tế Long An thuộc Nhóm số 5 trong quy hoạch phát triển Cảng biển Việt Nam. Với lợi thế địa lý thuận lợi khi nằm ở vị trí giữa Đông và Tây Nam Bộ, bên cạnh việc giúp giảm áp lực giao thông tại các cụm cảng trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, Cảng Quốc tế Long An sẽ tạo động lực cho sự phát triển Kinh tế - Xã hội không chỉ cho riêng tỉnh Long An mà cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Khu vực có nhiều kênh, rạch nên việc vận chuyển bằng đường thuỷ là ưu tiên hàng đầu.

Cảng khánh thành và đi vào khởi công giai đoạn II cũng là bước ngoặt đón chủ trương TP. HCM sẽ chuyển các nhà máy vào các KCN thuộc các tỉnh lân cận TP. HCM, Long An, sẽ là một trong những điểm đến để thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp. Bên cạnh đó là chủ trương TP. HCM di dời một số Cảng ra khỏi trung tâm thành phố, Cụm Cảng TP. HCM: gồm Cảng Sài Gòn, Cảng Bến Nghé, Cảng VITC, Cảng Cát lái, Cảng Hiệp Phước... thuộc nhóm 5 trên luồng sông Xoài Rạp. Lúc này Cảng Long An và Cảng TP. HCM, cùng với Cảng Cái Mép và Cảng Vũng Tàu tạo nên hệ thống Cảng hỗ trợ lẫn nhau.

Sự phát triển của Cảng Quốc tế Long An chính là tiền đề thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các Khu - Cụm công nghiệp, góp phần phát triển kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời giảm ách tắc giao thông đường bộ, giảm chi phí vận tải, logistics cho các Doanh nghiệp đầu tư, được các Doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Long An nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Trước đó, tỉnh Long An cũng đã hoàn thiện tuyến Đường tỉnh 830, là 1 trong những công trình giao thông quan trọng của tỉnh Long An, kết nối từ huyện Đức Hòa, qua Bến Lức, Cần Đước đến Cảng Quốc tế Long An, tạo ra hành lang giao thông kết nối vùng kinh tế, công nghiệp trọng điểm của tỉnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khánh thành Cảng quốc tế Long An có thể tiếp nhận tàu 70.000 tấn tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714037529 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714037529 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10