Khát vọng tự cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử đã trở thành một truyền thống, giá trị thấm đẫm trong mỗi con người.
>>Cộng đồng doanh nghiệp phấn đấu xây dựng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng!
Trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, xu thế toàn cầu hóa và những biến đổi sâu sắc do đại dịch toàn cầu, khát vọng tự cường dân tộc lại được ý thức một cách sâu sắc và mạnh mẽ hơn.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt ra mục tiêu không phải chỉ cho nhiệm kỳ 2021 - 2025 mà còn tầm nhìn tới 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước.
Trong suốt năm 2021 - năm đầu tiên của nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh về việc khơi dậy khát vọng về một nước Việt Nam cường thịnh, phồn vinh và hạnh phúc.
Điều này có thể thấy rõ ngay trong diễn văn bế mạc Đại hội XIII của Đảng ngày 1/2/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Đại hội biểu thị sự thống nhất ý chí và quyết tâm mạnh mẽ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong thời kỳ mới, thực hiện bằng được mục tiêu phát triển tổng quát đã nêu trong Báo cáo chính trị: "Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Tinh thần này tiếp tục được Tổng Bí thư nhắc đến tại lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 23/3/2021: “Lịch sử nước ta đã từng dành những trang chói lọi cho tuổi trẻ nước ta; và tiền đồ xán lạn của dân tộc đang nằm trong tay và chờ đón tuổi trẻ nước ta. Đảng ta đã nhiều lần xác định: Thanh niên là lực lượng nòng cốt của dân tộc, là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới,xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước”.
Và, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV ngày 20/7/2021, Tổng Bí thư cũng yêu cầu: “Các vị đại biểu Quốc hội cần tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nước, vì dân, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, nâng cao trình độ về mọi mặt, gần gũi và lắng nghe ý kiến của nhân dân, thực hiện và hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà cử tri và nhân dân giao phó”.
Đặc biệt, trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” phát hành ngày 16/5/2021, thêm một lần nữa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng khẳng định: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.
>>Kiến tạo một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng
Có thể thấy, xuyên suốt những chỉ đạo, định hướng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong năm 2021 - một năm đầy biến động với dịch bệnh COVID-19 - đã thể hiện tầm nhìn và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Từ những chỉ đạo, định hướng đó, dù trải qua 2021 khó khăn chồng chất, song Việt Nam vẫn đạt nhiều kết quả quan trọng. Nổi bật là đã thực hiện thành công chiến lược vaccine “đi sau, về trước”; duy trì tăng trưởng kinh tế, là điểm sáng đáng ghi nhận với GDP cả năm ước tăng 2,58%. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Việc triển khai, thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được đẩy mạnh.
Đặc biệt, văn hóa, xã hội đã có bước đột phá, tiến bộ mới; an sinh xã hội được bảo đảm; phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân được chăm lo, cải thiện rõ rệt; công tác giảm nghèo, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công, chăm sóc sức khỏe nhân dân được triển khai tích cực.
Trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, có sự chuyển biến rất tích cực, đạt nhiều kết quả nổi bật, ấn tượng. Chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn. Không khí dân chủ trong Đảng và trong xã hội ngày càng được phát huy.
Đáng chú ý, việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 được triển khai một cách bài bản, đồng bộ trên các lĩnh vực, sâu rộng đến từng chi bộ. Sau Đại hội XIII của Đảng đã sớm kiện toàn kịp thời các chức danh lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đã tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tạo nên sức mạnh tổng hợp, thế và lực mới cho đất nước tiếp tục phát triển…
Kết quả đạt được trong năm 2021 đã thêm minh chứng rằng: Càng trong khó khăn, thử thách thì bản lĩnh, ý chí vượt khó vươn lên của dân tộc lại càng thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, tinh thần đại đoàn kết, tương thân tương ái của người dân, doanh nghiệp lại được phát huy cao độ.
2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021 - 2025. Theo dự báo, chúng ta sẽ phải đối mặt với những rủi ro thách thức cả từ bên ngoài và từ nội tại, nhưng cơ bản thì thách thức sẽ nhiều hơn cơ hội.
Trên thế giới, diễn biến đại dịch vẫn hết sức phức tạp với sự xuất hiện của các biến chủng mới, kinh tế thế giới phục hồi chưa vững chắc, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt,... Ở trong nước, chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục phải đối mặt với "kẻ thù vô hình - COVID-19", trong khi đó, sức chống chịu và nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân giảm sút, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng nặng nề hơn,...
Xác định những thách thức khó khăn phải đối mặt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Nhà nước, chúng ta đã sẵn sàng các phương án ứng phó hiệu quả, "vững tay chèo" đưa con thuyền đất nước vững vàng vượt qua sóng to, bão lớn, viết tiếp những mốc son trên hải trình đi đến bến bờ ấm no, hạnh phúc, phồn vinh.
Còn nhớ, tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra ngày 5/1/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi gắm khát vọng của toàn đảng, toàn dân: “Chúng ta lâu nay đã đổi mới, sáng tạo thì tới đây càng phải đổi mới, sáng tạo hơn nữa; Nhà nước ta nói chung, Chính phủ, chính quyền các địa phương nói riêng lâu nay đã liêm chính, kỷ cương, hoạt động hiệu lực, hiệu quả thì tới đây càng phải liêm chính, kỷ cương, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn nữa; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đoàn kết, nhất trí, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thì tới đây càng phải đoàn kết, nhất trí, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu cao hơn nữa. Chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể hoàn thành được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2022, tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và khát vọng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng, hùng cường”.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong 2 năm 2020 - 2021 vừa qua và năm 2022 - 2023 tới đây, cùng với toàn thế giới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã, đang và sẽ tiếp tục phải đối mặt với "Kẻ thù vô hình - Covid-19" như tên của cuốn sách của nhiều tác giả do Nhà xuất bản Thể thao và Du lịch vừa mới phát hành với tinh thần chống dịch như chống giặc. "Kẻ thù vô hình - Covid-19" là hết sức nguy hiểm, nó không chỉ cướp đi sinh mạng của con người mà còn có thể huỷ hoại nhiều thành quả mà nhân loại và nhân dân ta đã dày công vun đắp.
Tổng Bí thư cho rằng: "Để có thể chiến thắng "Kẻ thù vô hình - Covid-19" hết sức nguy hiểm và tàn ác này, giữ gìn, phát huy những thành tựu, kết quả đã đạt được, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, trước hết là mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2022, chúng ta lâu nay đã đổi mới, sáng tạo thì tới đây càng phải đổi mới, sáng tạo hơn nữa; Nhà nước ta nói chung, Chính phủ, chính quyền các địa phương nói riêng lâu nay đã liêm chính, kỷ cương, hoạt động hiệu lực, hiệu quả thì tới đây càng phải liêm chính, kỷ cương, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn nữa; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đoàn kết, nhất trí, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thì tới đây càng phải đoàn kết, nhất trí, chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu cao hơn nữa. Chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể hoàn thành được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2022, tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và khát vọng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng, hùng cường".
“Chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể hoàn thành được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho năm 2022, tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và khát vọng phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, thịnh vượng, hùng cường”, Tổng Bí thư nói.
Trong những ngày cuối tháng 1/2022, khi chúc tết lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhấn mạnh: Năm 2022 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025. Tình hình quốc tế và trong nước có nhiều thời cơ, thuận lợi, nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải ra sức thực hiện các mục tiêu đã đề ra để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của năm 2022.
Tổng Bí thư cho rằng, nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của chúng ta là tiếp tục kiểm soát phòng, chống dịch bệnh, “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19” để phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững hơn. Các cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương cần chủ động trong mọi tình huống, có các phương án ứng phó kịp thời trước những biến chủng mới phát sinh của đại dịch; tuyệt đối không chủ quan, để xảy ra bị động, bất ngờ; đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; chăm lo đời sống nhân dân, cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở nơi biên giới, biển, đảo, bảo vệ Tổ quốc; khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; chăm lo để nhân dân đón Tết vui tươi, an lành.
"Để thực hiện được những phương hướng, nhiệm vụ nêu trên, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cần tăng cường đoàn kết, đã đoàn kết rồi càng đoàn kết hơn nữa, đã quyết tâm rồi càng quyết tâm hơn nữa; chung sức, đồng lòng, phát huy tinh thần yêu nước, bản lĩnh, khí phách và trí tuệ Việt Nam, truyền thống văn hiến của dân tộc; nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tận dụng mọi thời cơ, thuận lợi để xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển, dân tộc ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”. – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
05:25, 20/02/2018
12:58, 13/07/2018
21:21, 22/11/2018
14:30, 01/02/2022
05:09, 01/02/2022
12:29, 03/01/2022
22:29, 01/01/2022