Khi "sếp sòng" chuyển giao quyền lực

Diendandoanhnghiep.vn Nhân viên nào cũng sẽ đến lúc nghỉ việc, dù đó có là nhà sáng lập đi chăng nữa…

Mới đây, giữa lúc tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc Pinduoduo tuyên bố vượt qua cả Alibaba lẫn Amazon khi đạt 788,4 triệu người sử dụng, nhà sáng lập kiêm chủ tịch Colin Huang cũng thông báo sẽ từ chức, dù tháng Bảy năm ngoái ông đã rời vị trí Giám đốc Điều hành.

Từ chức không bao giờ là điều dễ dàng với bất kì vị quản lí cấp cao nào, càng khó khăn hơn khi người đó là người khởi tạo doanh nghiệp. Với Colin Huang, việc tập đoàn của ông cùng các doanh nghiệp công nghệ khác ở Trung Quốc bị điều tra ráo riết trong vài tháng qua có thể là một lí do khiến ông quyết định chấm dứt.

Vậy mà Colin Huang không phải nhà sáng lập duy nhất từ chức trong đầu năm 2021.

A rồi cũng đến Z

Theo số liệu của hãng tuyển dụng Challenger, Gray & Christmas, rất nhiều người trong số 195 giám đốc điều hành nộp đơn nghỉ việc trong hai tháng đầu năm là nhà sáng lập, và hầu hết trong rất nhiều người đó tình nguyện từ nhiệm.

Theo bà Jane Stevenson, Phó Chủ tịch hãng tư vấn tổ chức Korn Ferry, một lí do cho vấn đề này là các nhà sáng lập còn rất nhiều mối quan tâm khác và cần sự tự do để hoàn thành chúng; bà cho biết “từng gặp rất nhiều vị CEO hay thành viên quản trị tâm sự rằng ‘đời ngắn lắm, tôi làm đến đây là quá đủ rồi. Tôi nghỉ!’”.

Ví dụ điển hình cho tình huống này? Không ai khác ngoài tỉ phú Jeff Bezos: tháng Hai năm nay, nhà sáng lập kiêm CEO Amazon tuyên bố kế hoạch từ chức điều hành tập đoàn mà ông lập ra cách đây gần 27 năm và chỉ nắm quyền cố vấn điều hành trong ban quản trị.

Ông viết trong bản thông cáo báo chí “thật khó để tâm đến những chuyện khác khi bạn nắm trọng trách lớn như vậy”, ngụ ý rằng ông sẽ dành nhiều thời gian hơn đến các dự án quỹ từ thiện Day 1 Fund và Bezos Earth Fund, đến công ty hàng không vũ trụ Blue Origin, và đến tờ The Washington Post.

Tin Jeff Bezos từ chức điều hành Amazon thoạt nghe có vẻ bất ngờ, nhưng với một tập đoàn vừa đạt doanh thu kỉ lục 125,6 tỉ đô quý 4 năm ngoái, có vị sáng lập cùng đồng hành đến gần ba thập niên và ở nắm quyền điều hành lâu hơn nhiều CEO ở các doanh nghiệp khác, sự ra đi này cũng không quá ngỡ ngàng.

Thông thường, CEO là vị trí có thời gian tại vị lâu nhất trong ban quản trị, nhưng trung bình cũng chỉ là 6,9 năm theo số liệu của hãng Korn Ferry. Theo bà Stevenson, những nhà sáng lập kiêm CEO “ở ngôi” lâu như Bezos là trường hợp hiếm, với lí do không thể hợp lí hơn: họ gắn bó mật thiết với đứa con khởi nghiệp của họ.

Làn gió mới

Ở một số trường hợp khác, nhà điều hành rời ghế vì mong muốn doanh nghiệp có sự thay đổi lớn và bứt phá hơn. Như Kendra Scott: gần 20 năm sau khi sáng lập hãng trang sức mang tên mình, vừa lèo lái doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19 xong, bà tuyên bố từ chức điều hành cũng vào tháng Hai năm nay khi nhận thấy “xu hướng bình thường hóa sắp tới là cơ hội làm mới doanh nghiệp”.

Hay như Reshma Saujani - nhà sáng lập của tổ chức phi lợi nhuận Girls Who Code chuyên hỗ trợ phụ nữ tham gia lĩnh vực máy tính - cũng đã rời ghế điều hành vào tháng Tư năm nay sau 10 năm tại vị. Trong bài phỏng vấn với tạp chí Forbes, bà Saujani tâm sự :”Tôi thực sự tin rằng một nhà lãnh đạo không thể và không nên gắn suốt đời họ với một tổ chức, vì nếu vậy thì tổ chức sẽ không thể cải thiện. Với đại dịch vừa rồi, chúng tôi đã đi đến một cột mốc mà tôi cho là thích hợp để cải tổ lãnh đạo.”.

Thật vậy, thời điểm khủng hoảng có thể là lúc các nhà sáng lập kiêm điều hành cảm thấy cần có sự chuyển giao quyền lực, và sẽ dễ dàng hơn nếu họ cơ cấu một thành viên trong công ty là người kế vị thay vì phải đăng tuyển người ngoài - thành viên nội bộ thường sẽ thấu hiểu cả doanh nghiệp của họ lẫn thị trường, nên họ có uy tín hơn.

Sau khi người kế vị lên thay, các nhà sáng lập thường vẫn sẽ giữ một vị trí trong ban quản trị với vai trò hỗ trợ điều hành hoặc cố vấn cho doanh nghiệp - hầu như không ai rời hẳn doanh nghiệp họ đã khởi tạo.

Tuy nhiên, kết quả của giai đoạn “hậu nhà sáng lập” lại rất khác nhau. Sau khi Steve Jobs nghỉ, Tim Cook đã đưa Apple lên thành công ty giá trị nhất thế giới. Ngược lại, Microsoft ‘rời tay’ Bill Gates đã lao đao một thời gian khá dài trước khi hưng thịnh lại. Điều đó cho thấy, tìm người kế nhiệm chưa bao giờ là một việc dễ dàng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khi "sếp sòng" chuyển giao quyền lực tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713564188 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713564188 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10