Mặc dù Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung đã đưa một số quy định xử lý hình sự các hành vi gian lận, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… Tuy nhiên, thực tế vẫn khó đưa vào áp dụng.
Theo thống kê của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, cả nước có đến 50% số lượng doanh nghiệp chưa tham gia BHXH cho người lao động, thậm chí, có nhiều doanh nghiệp trốn tránh hay nợ bảo hiểm với số nợ lớn, nhưng vẫn cố tình tái diễn bất chấp đã có quy định xử lý hình sự về những hành vi đã nêu. Không ít người lao động đã rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi doanh nghiệp “trốn” đóng BHXH nhưng vẫn khấu trừ lương hàng tháng…
Bất cập từ thực tiễn
Nhiều năm trở lại đây, thực trạng các doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động luôn là chủ đề nóng khiến dư luận quan tâm, đặc biệt, khi Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 sửa đổi, bổ sung những quy định xử lý hình sự đối với các hành vi trên thì thực tiễn vẫn có dấu hiệu tái diễn.
Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã có hàng loạt bài viết về việc hàng trăm lao động thuộc Công ty CP đầu tư và xây dựng 24 (Công ty 24) có trụ sở tại tầng 2, tòa nhà Vinamilk, số 4 đại lộ Lê Nin, phường Hưng Dũng, TP Vinh (Nghệ An) đã phải gõ cửa khắp các cơ quan ban ngành để khiếu nại chế bộ bảo hiểm, tiền lương... nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Trong đó, ông Lê Trường Giang – Giám đốc BHXH tỉnh Nghệ An đã ký Công văn số 251 đề nghị cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự... Tuy nhiên, cho đến nay vụ việc vẫn dừng ở khâu “đá đi, chuyền lại”.
Không chỉ riêng vụ việc kể trên, mới đây nhất Công ty TNHH Texmart Vina, có trụ sở hoạt động trên địa bàn phường Minh Phương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đây là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc chuyên sản xuất kinh doanh dệt may, da giày, cũng bị người lao động tố cáo không đóng tiền BHXH trong thời gian dài. Theo thống kê của BHXH tỉnh Phú Thọ, tính đến hết tháng 2/2020, Textmart Vina nợ 36 tháng với số tiền hơn 6,3 tỷ đồng.
Trên thực tế, ngoài những bất cập đang nêu thì theo thống kê của BHXH Việt Nam, năm 2018, đã có 15 BHXH tỉnh, thành phố chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra đề nghị xử lý hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN với tổng số 43 hồ sơ, tuy nhiên, đến nay chỉ có 02/43 hồ sơ được cơ quan điều tra khởi tố nhưng với tội danh khác, còn lại đều thuộc diện đang xem xét, nghiên cứu...
Mặc dù BLHS đã có các quy định cụ thể để đưa những vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN vào xử lý trách nhiệm hình sự, cũng như Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao đã công bố Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP ngày 15/8/2019 về việc hướng dẫn áp dụng Điều 214, Điều 215 và Điều 216 BLHS. Nhưng thực tế vẫn khó đưa vào xử lý, nguyên nhân từ đâu?
Trao đổi với PV vấn đề này, Luật sư Nguyễn Trọng Hiệp – Giám đốc Công ty Luật HPVN chia sẻ: Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP góp phần tạo ra hành lang pháp lý thống nhất trong việc xử lý các trường hợp vi phạm về BHXH, BHYT, BHTN, ở mức độ nhẹ, hành vi này được xử lý hành chính do Cơ quan thanh tra BHXH, Tổng giám đốc BHXH có thẩm quyền xử phạt. Khi các hành vi này ở mức độ nghiêm trọng, sẽ xử lý hình sự, khởi điểm là hành vi chiếm đoạt tiền BHXH, BHYT từ 10 triệu đồng trở lên; trốn đóng bảo hiểm từ 6 tháng trở lên và trốn đóng số tiền từ 50 triệu động trở lên; trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 lao động trở lên…
Tuy nhiên, theo Luật sư Hiệp, trong quá trình xử lý, cơ quan điều tra sẽ phải đánh giá về năng lực của doanh nghiệp, các yếu tố chủ quan, khách quan cấu thành vi phạm như: doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất không có khả năng đóng, trả nợ hoặc đã phá sản,... nếu doanh nghiệp chưa bị xử lý, chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm hoặc có những doanh nghiệp vi phạm trước thời điểm BLHS có hiệu lực… thì cũng khó có thể áp dụng BLHS vào xử lý vi phạm.
Có thể bạn quan tâm
11:30, 04/06/2020
21:30, 12/04/2020
11:05, 22/03/2020
11:00, 27/02/2020
11:05, 12/01/2020