Khơi thông nguồn lực cho lĩnh vực giao thông đường bộ từ Nghị quyết mới

Diendandoanhnghiep.vn Trong quá trình triển khai áp dụng các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đã bộc lộ, phát sinh một số quy định cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình.

>>Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh tại Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh khih trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, chiều 27/10.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, thời gian qua thực hiện chủ trương của Đảng và Quốc hội, Chính phủ đã đẩy mạnh việc đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ.

Ban hành Nghị quyết để khơi thông nguồn lực

Đến nay đã đưa vào khai thác sử dụng nhiều công trình trọng điểm, hiện đại như các tuyến cao tốc: Bắc Giang - Lạng Sơn, Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Móng Cái, La Sơn - Túy Loan, TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, các cầu lớn như Tân Vũ - Lạch Huyện, Bạch Đằng, Nhật Tân, Cao Lãnh, Vàm Cống... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai áp dụng các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đã bộc lộ, phát sinh một số quy định cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình, nhằm khơi thông nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư công vào lĩnh vực giao thông đường bộ, là một trong những lĩnh vực hạ tầng quan trọng quốc gia.

Nghị quyết số 31/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 đã nêu nhiệm vụ tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại đầu tư công; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phát huy tính chủ động sáng tạo, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu.

Theo quy định tại điểm b và e khoản 2 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định ban hành Nghị quyết thí điểm thực hiện một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành; các vấn đề khác thuộc thẩm quyền Quốc hội.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Dự thảo Nghị quyết gồm 10 Điều với nội dung chính gồm 05 nhóm chính sách, cụ thể, về Nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm (Điều 3), Chính phủ đề xuất nguyên tắc xây dựng danh mục thí điểm: Có đề xuất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải và/hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đã xác định hoặc dự kiến được nguồn vốn đầu tư để có thể triển khai thực hiện dự án; trường hợp sử dụng vốn ngân sách địa phương phải có cam kết bố trí vốn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước khi cấp có thẩm quyền quyết định danh mục dự án được áp dụng chính sách thí điểm. Có địa điểm, thời gian thực hiện rõ ràng, cụ thể. Các dự án đề xuất phải thuộc một trong các nhóm chính sách đang đề xuất thí điểm của Nghị quyết này. 

Về các chính sách và danh mục kèm theo từng chính sách, Chính sách 1 về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP (Điều 4): Đối với các dự án giao thông đường bộ, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án. 

Các đại biểu tham dự phiên họp.

Các đại biểu tham dự phiên họp.

Chính sách số 2 về thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua các địa phương (Điều 5): Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương (bao gồm cả vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương nếu có) làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua địa phương mình. 

Chính sách số 3 về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương (Điều 6): Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao một Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương và sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ vốn đầu tư cho địa phương khác để đầu tư thực hiện dự án.

Chính sách 4 về cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (Điều 7): Nhà đầu tư, Nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án hạ tầng giao thông đường bộ.

Nhà đầu tư, Nhà thầu thi công có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường; chịu sự quản lý, giám sát đối với việc khai thác, sử dụng khoáng sản; nộp thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật có liên quan về thuế, phí, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Chính sách số 5 về cơ chế đặc thù áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 (Điều 8). 

Đối với các dự án ngoài danh mục ban hành theo Nghị quyết thí điểm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết khi có nhu cầu do các địa phương tiếp tục kiến nghị, trường hợp đáp ứng nguyên tắc, tiêu chí của Nghị quyết, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trong thời gian giữa hai kỳ họp.

>>Quốc hội thông qua danh sách lấy phiếu tín nhiệm

>>Nghị quyết số 43/2022/QH15: Quyết sách đúng đắn, kịp thời của Quốc hội

Cần thiết ban hành Nghị quyết

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành Nghị quyết thí điểm là đúng thẩm quyền. Hồ sơ dự thảo Nghị quyết thí điểm trình Quốc hội đã được chuẩn bị cơ bản đầy đủ thành phần theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh.

Nhấn mạnh về sự cần thiết ban hành Nghị quyết, Ủy ban Kinh tế nhận thấy, Chính phủ đề xuất các chính sách thí điểm đặc thù nhằm bảo đảm thực hiện thành công chủ trương của Đảng về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, đổi mới mạnh mẽ phân cấp, phân quyền, ủy quyền và nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thu hút tối đa nguồn lực đầu tư, đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực, nhất là các nguồn lực ngoài nhà nước.

Do đó, nhiều ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết. Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế đề nghị cần bổ sung đánh giá kỹ lưỡng, đầy đủ, cụ thể hơn về tác động của các chính sách, làm rõ hơn đối với tác động đến thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) và nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách.

Về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) (Điều 4), Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với đề xuất tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án đề xuất thí điểm.

Bên cạnh đó, thời gian qua các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư quan ngại việc tham gia đầu tư các dự án giao thông PPP. Do đó, đề xuất của Chính phủ về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sẽ chưa xử lý triệt để được những khó khăn, vướng mắc của các dự án giao thông PPP hiện nay.

Vì vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ cần có giải pháp đồng bộ để bảo đảm hiệu quả của chính sách đề xuất. Ngoài ra, đề nghị xác định rõ tỷ lệ và phần vốn nhà nước dành cho việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án tại Phụ lục 1 của Danh mục dự án thí điểm, để làm rõ hơn sự cần thiết của chính sách này.

Liên quan đến các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương (Điều 6), Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với đề xuất của Chính phủ về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương nhằm cho phép sử dụng ngân sách của địa phương này hỗ trợ vốn cho các địa phương khác, tạo sự linh hoạt trong điều hành ngân sách, đáp ứng nhu cầu cấp bách của các địa phương và thuận lợi hơn cho công tác quản lý dự án… 

Về cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (Điều 7), Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để có các giải pháp phù hợp hơn nữa nhằm bảo đảm tiến độ cho các dự án.

Bên cạnh đó, so với Nghị quyết số 43/2022/QH15, ngoài các nhà thầu, Chính phủ đề xuất bổ sung đối tượng áp dụng cơ chế này cho các nhà đầu tư, do đó đề nghị bổ sung, làm rõ sự cần thiết áp dụng cơ chế này đối với các nhà đầu tư thực hiện dự án.

Đối với nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm (Điều 3) và Danh mục các dự án đề xuất áp dụng thí điểm kèm theo dự thảo Nghị quyết, Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm, để bảo đảm các dự án được lựa chọn phải thực sự cần thiết, cấp bách và phù hợp với quy định pháp luật, tránh thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả.

Các đại biểu tham dự phiên họp.

Các đại biểu tham dự phiên họp.

Trên cơ sở đó, rà soát lại Danh mục các dự án, lựa chọn các dự án đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí, thuyết minh sự phù hợp của từng dự án trong việc đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí.

Đối với các dự án chưa đủ điều kiện, đề nghị tiếp tục hoàn thiện các thủ tục đầu tư trình Quốc hội, hoặc trình UBTVQH nếu được Quốc hội ủy quyền xem xét, quyết định trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực thi hành.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, đối với các dự án hiện đã có trong danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025: Chính phủ chỉ đạo rà soát, lựa chọn các dự án cấp thiết, đã đáp ứng đủ các điều kiện luật định, để giao kế hoạch vốn kịp thời, đúng quy định pháp luật và chịu trách nhiệm về tính tuân thủ pháp luật trong phân bổ vốn, bảo đảm tính hiệu quả kinh tế - xã hội, không dài trải, gây thất thoát, lãng phí.

Đối với những dự án mới chưa có trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội: dành nguồn và giao Chính phủ khẩn trương chuẩn bị thủ tục đầu tư, tuân thủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, quyết định theo đúng thẩm quyền, trong đó, báo cáo Quốc hội việc bổ sung các dự án đủ điều kiện vào danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Bên cạnh đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị bổ sung làm rõ sự cần thiết và rà soát, chỉnh lý rõ nội hàm của quy định tại khoản 3 Điều 9 dự thảo Nghị quyết để tránh dẫn đến cách hiểu khác nhau và vướng mắc trong triển khai thực hiện.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khơi thông nguồn lực cho lĩnh vực giao thông đường bộ từ Nghị quyết mới tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714463522 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714463522 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10